【bong dalu fun】Xuất khẩu hàng công nghiệp vào Algeria: Dư địa lớn nhưng nhiều thách thức
Nhu cầu hàng hóa ở nhiều lĩnh vực
Là một trong 5 nền kinh tế lớn nhất của châu Phi,ấtkhẩuhàngcôngnghiệpvàoAlgeriaDưđịalớnnhưngnhiềutháchthứbong dalu fun Algeria là một thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa 2 nước lên tới 300 triệu USD năm 2017, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 281 triệu USD. Năm 2020, do các tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19 và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của chính phủ Algeria, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria chỉ đạt 148,2 triệu USD, giảm 22% so với năm 2019. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như cà phê, gạo, hạt điều, các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam cũng đang được thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này.
Những mặt hàng mới có kim ngạch tăng trong thời gian gần đây gồm sản phẩm hóa chất, vải sợi, linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi. Đáng chú ý, từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu máy giặt vào Algeria với kim ngạch 4,6 triệu USD. Năm 2020, con số này đã đạt 7,6 triệu USD, tăng 65% so với năm trước đó.
Đại diện của Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nhìn chung, người tiêu dùng Algeria chấp nhận hàng hóa phẩm cấp trung bình và giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Hàng cao cấp, xa xỉ chưa thành mốt tiêu thụ ở Algeria, chỉ bán được số lượng ít.
Một số mặt hàng công nghiệp Việt Nam khác có tiềm năng thâm nhập vào thị trường này là các sản phẩm may mặc, giày dép, thuốc lá, máy móc, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ,…
Đối với ngành hàng may mặc, giày dép, doanh nghiệp Algeria hiện nay có nhu cầu cao về vải, sợi để phục vụ sản xuất dệt may trong nước. Bên cạnh đó, phía Algeria cũng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh, liên kết sản xuất của các nhóm hàng này.
Đối với ngành thủ công mỹ nghệ, mặc dù thị trường này còn do đời sống của nhân dân chưa cao và thói quen dùng hàng địa phương. Tuy nhiên, đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Algeria không có chính sách phân biệt đối xử. Theo thông tin từ thương vụ Việt Nam tại Algeria, người tiêu dùng sở tại tỏ ra ưa thích các loại tranh sơn mài của Việt Nam khi tham quan các hội chợ, triển lãm quốc tế mà doanh nghiệp nước ta tham dự.
Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng, nước này đang tiến hành triển khai nhiều dự án nhà ở, đường xá, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng dự báo vẫn sẽ ổn định. Mỗi năm, nước này nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD các mặt hàng nhôm và sản phẩm sắt thép. Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ở mức cao. Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt 12,37 triệu USD. Như vậy, hiện dư địa cho ngành này vẫn còn rất lớn.
Nhiều thách thức
Năm 2018, để giảm thâm hụt thương mại, Algeria áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu gần 1000 mặt hàng trong đó có điện thoại di động, dẫn đến việc không xuất khẩu được mặt hàng này. Năm 2016,2017, mặt hàng này có kim ngạch lớn thứ hai chỉ sau cà phê (đạt lần lượt là 77 và 62 triệu USD) và chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria. Năm 2019, chính phủ Algeria thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng đánh thuế phòng vệ thương mại bổ sung tỷ suất 60% đối với điện thoại di động và linh kiện (bên cạnh thuế nhập khẩu 30%). Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện đã giảm mạnh chỉ còn 8,2 triệu USD năm 2019 và 30.200 USD năm 2020.
Các mặt hàng khác như máy móc, thiết bị và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện cũng có kim ngạch giảm từ năm 2018 do biện pháp hạn chế nhập khẩu và tác động của đại dịch Covid-19 thời gian gần đây.
Mặt khác, Algeria chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hàng rào thuế quan của Algeria vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Thuế nhập khẩu trung bình là 30%, thuế VAT 19%, thuế đoàn kết 2%, chưa kể nhiều mặt hàng chịu thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30 – 100%. Nhằm giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, chủ trương của chính phủ Algeria trong mấy năm gần đây là hạn chế nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế tránh phụ thuộc vào nguồn thu dầu lửa. Chính vì vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đã giảm từ 60 tỷ USD năm 2014 xuống còn 34 tỷ USD năm 2020, giảm gần một nửa và mục tiêu xuống còn 30 tỷ USD trong những năm tiếp theo.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu ý, mặc dù các công ty tư nhân ngày một tăng về số lượng, nhưng phần lớn đều mới thành lập, tiềm lực về vốn cũng như qui mô, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa có website. Các doanh nghiệp Algeria vẫn có thói quen nhập khẩu qua trung gian và áp dụng phổ biến cách phương thức thanh toán chậm,…
Trên thị trường Algeria, hàng Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa nhiều nước khác, đặc biệt là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… Các sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt nhất là may mặc, giày dép, chè, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Algeria đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, khối Ả Rập và châu Phi nên hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước thành viên của FTA này khi thâm nhập thị trường Algeria do phải chịu thuế nhập khẩu cao.
Thương vụ khuyến cáo, khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Algeria, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như các chính sách về thuế quan, luật lao động, phương thức thanh toán tiền, tranh chấp, không trả tiền và thu hồi nợ,…
下一篇:Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
相关文章:
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- “Bày đường” cho công nhân ở các khu công nghiệp
- Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc
- Bé gái Malaysia nhập viện vì ăn phải bánh quy tẩm cần sa do bố làm
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Kiev tuyên bố mới về Bakhmut, nhiều UAV Ukraine bị bắn hạ gần biên giới Nga
- Hạ viện thông qua thỏa thuận ngăn chặn nguy cơ Mỹ vỡ nợ
- Thêm đối thủ của ông Donald Trump công bố kế hoạch chạy đua vào Nhà Trắng
- Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- Ca mổ hi hữu cứu sống bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá
相关推荐:
- Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- Video lính Nga đánh sập cây cầu chiến lược của Ukraine
- ASSORV khám, cấp phát thuốc miễn phí tại Quảng Điền
- Bác sĩ bị mất việc vì kê đơn ‘ăn kem, chơi game’ cho bệnh nhi
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/4 và tổng kết tuần qua: Tăng giảm trái chiều giữa lúa và gạo
- Giá vàng thế giới tăng kỷ lục, có nên đầu tư mua vàng thời điểm này?
- Tỷ giá hôm nay ngày 28/3: USD trung tâm quay đầu giảm sau 3 phiên tăng
- Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- Ukraine nghi ngờ có 'âm mưu' ở nhà máy hạt nhân, Nga tấn công lớn bằng UAV
- Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ