当前位置:首页 > Cúp C1

【atlas vs santos laguna】Điểm mặt các chất độc hại có trong mỹ phẩm

Tất cả mỹ phẩm trên thị trường từ cao cấp đến hàng trôi nổi đều chứa các loại hóa chất,Điểmmặtcácchấtđộchạicótrongmỹphẩatlas vs santos laguna chỉ khác nhau về hàm lượng mà thôi

Mỹ phẩm nào cũng “ngậm” hóa chất

Trao đổi với phóng viênChất lượng Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh , Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong tất cả các loại mỹ phẩm dù là loại của các hãng sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng hay các loại mỹ phẩm đang bán trôi nổi trên thị trường đều có chứa hàm lượng hóa chất nhất định. Điểm khác nhau chỉ là có ít hay nhiều hóa chất mà thôi.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, các loại mỹ phẩm nói chung và kem dưỡng da nói riêng điều có những công dụng, ví dụ như các loại kem dưỡng da có tác dụng làm mềm, mịn da khi sử dụng vì kem dưỡng da sẽ giúp chống hiện tượng mất chất nhờn. Khi sử dụng mỗi loại mỹ phẩm lại có những tác dụng khác nhau.

“Như kem chống nắng chẳng hạn, ở mỗi môi trường khác nhau thì lại phải sử dụng loại kem chống nắng khác nhau. Khi đi biển không thể sử dụng loại kem chống nắng thông thường được, mà phải là loại kem chống nắng chuyên dụng vì hoạt động ở biển sẽ tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, hoạt động với cường độ mạnh hơn …”, ông Thịnh giải thích.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng tiết lộ rằng, càng những loại mỹ phẩm có hoạt chất cho hiệu quả nhanh thì loại đấy lại nhiều hóa chất độc hại. Những chất này không chỉ gây độc trên da, gây kích ứng da mà qua các lỗ chân lông chúng ngấm sâu vào cơ thể, khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Điều này có thể minh chứng qua một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ). Nghiên cứu được đưa ra sau khi phân tích mẫu nước tiểu và tinh trùng của 168 nam giới, được coi là tiếp xúc ở mức bình thường với các chất diethyl phthalate qua sử dụng mỹ phẩm.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng, các hợp chất diethyl phthalate - hóa chất thường được dùng để bảo quản mỹ phẩm hoặc làm mềm chất dẻo - có thể gây tổn thương ADN của tinh trùng ở nam giới trưởng thành. Tác hại này xuất hiện cả khi tiếp xúc với hóa chất chỉ ở mức độ trung bình.

Đó mới chỉ một nghiên cứu qua nam giới dùng mỹ phẩm, đối tượng được xem là sử dụng ít hơn 1/12 so với nữ giới. Điều đó nói lên rằng, việc nữ giới dùng mỹ phẩm thường xuyên là một mối nguy hại lớn đối với sức khỏe.

Nhiều chất độc nguy hiểm có trong mỹ phẩm

Nguyên cứu của các chuyên gia hóa học chỉ ra rằng, nếu ngành công nghiệp mỹ phẩm mà không sử dụng hóa chất thì họ không thể sản xuất ra được những loại mỹ phẩm cao cấp và thứ cấp đang được bày bán ngoài thị trường. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là họ dùng với liệu lượng bao nhiêu và người dừng sử dụng với mức độ như thế nào mà thôi.

Thông thường các loại mỹ phẩm thường có các loại chất hóa học sau:

Polyethylene glycol (PEG): Đây là nhóm các chất giúp da giữ ẩm và thẩm thấu nhanh các dưỡng chất trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, trong thành phần của chất này có thể chứa một lượng nhỏ dioxane và các chất thơm nhóm đa xiclic, đây là các chất bị nghi ngờ gây ung thư.

Chì có trong son môi cũng là một mối nguy hiểm đối với sức khỏe

Nanoparticle (các vi hạt): Các nhà sản xuất ít khi công bố các hạt này trên mỹ phẩm. Tuy nhiên, chúng lại hay có trong thành phần của phấn kẻ mi, dung dịch dưỡng da, kem chống nắng. Mặc dù các nghiên cứu khẳng định các hạt này chủ yếu có lợi nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng vì chúng có thể lọt thẳng vào máu và gây nguy hiểm.

Phenoxyethanol: Chất bảo quản này có cả trong những mỹ phẩm được đề là “mỹ phẩm tự nhiên” hay “mỹ phẩm hữu cơ” (không sử dụng hóa chất). Ở châu Âu, chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh.

Triethanolamine (Tea)/Diethanolamine (Dea): Được tìm thấy trong một số loại dầu gội, dầu xả, lotion, gel cạo râu, kem dưỡng da, sữa dưỡng thể... chúng có tác dụng điều chỉnh độ PH nhưng lại gây hại cho mắt, khiến da và tóc mất dần độ ẩm.

Theo một số nghiên cứu, Dea gây một số tổn thương cho thận, gan và các cơ quan khác. Nghiên cứu khác cho thấy, sử dụng DEA dưới dạng bôi trực tiếp lên động vật gặm nhấm có thể dẫn đến thiếu máu, suy thật, tổn thương hệ thần tinh và tủy sống của chúng. Thậm chí, vài động vật thí nghiệm đã chết trước khi nghiên cứu này kết thúc. Trong khoảng 90.800 tấn Dea được sản xuất hàng năm tại Mỹ, đại đa số được sử dụng cho những sản phẩm chăm sóc cơ thể.

Ngoài ra còn nhiều các loại hóa chất khác như: Collagen/ Elastin, Quaternium-15, Benzoyl Peroxide … cũng có nhiều trong những mỹ phẩm thông dụng nhất.

Để hạn chế tác hại của những loại hóa chất có trong mỹ phẩm đối với người sử dụng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, người sử dụng nên chọn mua những loại mỹ phẩm của những hãng nổi tiếng, vì những hãng này dù họ có sử dụng hóa chất nhưng chỉ trong hàm lượng cho phép nên phần nào tránh được những tác hại.

Ngoài ra, “chị em nên sử dụng những chất có sẵn trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày ví dụ như: mỡ gà, váng sữa, các loại tinh dầu thực vật có nguồn gốc tự nhiên … để làm đẹp, không nên tin những lời quản cáo trên trời để khỏi rước họa vào thân”, ông Thịnh khuyến cáo.

Bài 3: Làm đẹp với mỹ phẩm: Lợi và hại

Phương Lê

分享到: