当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số tây ban nha】Kiến nghị thu về ngân sách hơn 28 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công

Nếu các dự án đầu tư công giải ngân đúng hạn,ếnnghịthuvềngânsáchhơnnghìntỷđồngvốnđầutưcô<strong>tỷ số tây ban nha</strong> công trình sớm đưa vào sử dụng

Nếu các dự án đầu tư công giải ngân đúng hạn, công trình sớm đưa vào sử dụng sẽ tác động trực tiếp tới việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi hết số vốn hiện nay không có khả năng giao trong năm 2019 (hơn 28 nghìn tỷ đồng) về ngân sách nhà nước.

Nhiều bộ, ngành, địa phương hoàn thành giải ngân vốn

Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công 12 tháng năm 2019 là hơn 270.209 tỷ đồng, đạt 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao (kế hoạch Quốc hội) và đạt 67,46% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (kế hoạch Thủ tướng).

Trong đó: Vốn trong nước giải ngân được hơn 251.338 tỷ đồng, đạt 68,06% kế hoạch Quốc hội và đạt 71,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ (trong đó: vốn trái phiếu chính phủ đạt 44,55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ; vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 67,73% kế hoạch giao); vốn ngoài nước là hơn 18.871 tỷ đồng, đạt 39,89% kế hoạch Thủ tướng giao.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 12 tháng năm 2019 của các bộ, ngành, địa phương so với kế hoạch Quốc hội thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, song cao hơn so với kế hoạch Thủ tướng giao. Điều này có nguyên nhân là do kế hoạch năm 2019 còn hơn 28.756 tỷ đồng (bằng 6,7% kế hoạch Quốc hội giao năm 2019) chưa được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đến nay, có 7 bộ, ngành và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%; trong đó, đặc biệt có 4 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đạt 100% và 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 95%. Tuy nhiên, có 15 bộ, ngành và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60%.

Trước tình hình giải ngân chậm trễ của nhiều bộ, ngành, địa phương, vào cuối tháng 10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Sau khi nghị quyết được ban hành, về cơ bản tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trong tháng 12 đã có chuyển biến tích cực.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát tình hình giải ngân của các dự án đến thời điểm 30/11/2019 và đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019 từ các dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân tốt. Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2019 của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kịp thời.

Một số bộ, ngành, địa phương đã được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch và hoàn thành việc điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án trên hệ thống Tabmis làm cơ sở thanh toán vốn cho các dự án được tăng kế hoạch vốn năm 2019 như: Bộ Xây dựng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; các tỉnh: Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Gia Lai...

Các đơn vị phải lên phương án điều chuyển vốn chậm giải ngân

Một số bộ, ngành, địa phương tiến độ giải ngân vẫn còn chậm do vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng; các địa phương ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 chuyển sang; một số dự án có khả năng giải ngân đang rà soát làm thủ tục điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn, chưa hoàn thành các thủ tục vì vậy chưa đủ điều kiện để giải ngân.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có công văn đề nghị KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Sở giao dịch KBNN lưu ý một số vấn đề trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho tháng cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cử cán bộ tham gia hỗ trợ KBNN trong hoạt động khóa sổ kế toán, quyết toán ngân sách cuối năm 2019 trên hệ thống Tabmis để đảm bảo việc giải ngân tại thời điểm cuối năm không gặp vướng mắc.

Trong báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 94/NQ-CP và các quy định liên quan. Trong đó, cần chủ động khẩn trương rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án giải ngân chậm, những dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt. Thời điểm gần hết năm 2019, thực hiện Nghị quyết số 94/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi hết số vốn hiện nay không có khả năng giao trong năm 2019 (hơn 28.756 tỷ đồng) về ngân sách.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng, nếu các dự án đầu tư công giải ngân đúng hạn, công trình sớm đưa vào sử dụng sẽ tác động trực tiếp tới việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ông Nguyễn Ngọc Phương cũng cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn này, bên cạnh việc giảm bớt các quy trình thủ tục, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cũng cần tăng cường năng lực thực hiện để sớm hoàn thành dự án và làm thủ tục quyết toán tại KBNN.

Mới đây, tại cuộc họp báo KBNN tổ chức, Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh cho biết, dự kiến đến 31/1/2020 - thời điểm thanh toán vốn đầu tư thuộc niên độ ngân sách năm 2019, sẽ giải ngân trên 88% vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Minh Anh

分享到: