CNHT chưa đáp ứng yêu cầu
Theếtnốidoanhnghiệpcôngnghiệphỗtrợvàochuỗicungứsoi keo truoctrano Cục Công nghiệp, CNHT được đánh giá là một thành phần quan trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước. Không thể phủ nhận thực tế là trong nhiều năm qua, với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế chính sách, ngành CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp chia sẻ về giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực CNHT |
Tuy nhiên, sự chuyển biến đó chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, ngành CNHT Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế về sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có gần 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, tỷ lệ nội địa hoá các ngành công nghiệp ô tô, điện tử còn ở mức thấp.
Đối với thực trạng này, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp chia sẻ, dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình phát triển, CNHT cho ngành ô tô vẫn còn nhiều hạn chế, đơn cử như: tỷ lệ nội địa hóa đối với một số dòng xe còn thấp, doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực, phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ đơn giản, giá trị gia tăng thấp. “Một trong những nguyên nhân chính của các hạn chế nêu trên là do yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và doanh nghiệp FDI vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô trong nước”- ông Phạm Tuấn Anh chỉ ra.
Tiếp cận gần hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu
Xuất phát từ những vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ, giải quyết cho ngành CNHT nói trên, Cục Công nghiệp – đã cùng Công ty Ô tô Toyota Việt Nam nỗ lực triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển năng lực, đưa doanh nghiệp CNHT Việt Nam đến gần hơn với chuỗi cung ứng ô tô trong nước. Một trong những hoạt động được đánh giá là tiêu biểu và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp là hoạt động tổ chức đoàn tham quan nhà máy nhà cung cấp thuộc hệ thống các nhà cung ứng của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp CNHT Việt Nam, với mong muốn có cơ hội quan sát và lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp từ những doanh nghiệp đã thành công tham gia vào chuỗi cung ứng của Toyota.
Theo Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực CNHT bao gồm 4 hoạt động chính: Sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất và lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ô tô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam; Tổ chức các chuyến thăm thực tế tại nhà máy Toyota Việt Nam và nhà cung cấp nội địa của Toyota; Tìm kiếm, hỗ trợ nhà cung cấp tiềm năng cấp 2 và cấp 3 và giới thiệu đến nhà cung cấp cấp 1 từ những dữ liệu của hoạt động sàng lọc; Hỗ trợ tham gia đào tạo theo một số Chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam. Trước đó, Toyota Việt Nam đã tham gia hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khu vực miền Bắc và miền Trung theo Chương trình phát triển Nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực, ô tô, điện tử, cơ khí được tổ chức tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển côngnghiệp - Cục Công nghiệp vào tháng 7 và tháng 10 năm 2021.
Ông Hiroshi Okamura - Phó Giám đốc Khối Kế hoạch bán hàng & Dịch vụ, Toyota Việt Nam chia kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, giới thiệu những hình mẫu nhà cung cấp mà Toyota đã hỗ trợ |
Tại buổi tham quan, ông Hiroshi Okamura - Phó Giám đốc Khối Kế hoạch bán hàng & Dịch vụ, Toyota Việt Nam – chia sẻ: “Theo định hướng của Chính phủ, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam và không ngừng củng cố mạng lưới nhà cung cấp trong nước để phát triển ngành công nghiệp lâu dài. Chúng tôi mong rằng chuyến đi thực tế này sẽ thật sự hữu ích cho các doanh nghiệp CNHT đang trong quá trình chuyển mình để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng ngành CNHT ô tô trong nước, tạo tiền đề tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”
Đối với Toyota Việt Nam, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Toyota Việt Nam đã và đang tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng và kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, giới thiệu những hình mẫu nhà cung cấp mà Toyota đã hỗ trợ cho các nhà cung cấp linh kiện khác để họ học hỏi, từ đó từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa.
Trong suốt thời gian qua, Toyota Việt Nam đã ghi nhận kết quả triển vọng bước đầu. Hiện danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã lên tới con số 46 trong đó có 6 nhà cung cấp Việt Nam, tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 720 sản phẩm các loại.
Trực tiếp tham gia hoạt động kết nối, ông Mai Anh Hiền- Phó trưởng ban mua hàng phụ tùng của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, nhấn mạnh: để đồng hành với doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp, Toyota không chỉ mua hàng mà trực tiếp làm cùng nhà cung cấp, tự phát triển năng lực nhân viên, hướng dẫn nhà cung cấp tiến tới sản xuất tinh gọn. Các hoạt động để làm sao tạo môi trường làm việc an toàn, sắp xếp và loại bỏ các khâu không cần thiết, tập trung tiêu chuẩn hóa công đoạn và tiến tới tăng hiệu suất.
Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cũng nhìn nhận, thông qua dự án hợp tác này, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng không chỉ về giá cả, công nghệ, chất lượng, giao hàng mà còn cả yêu cầu về trách nhiệm xã hội liên quan đến an toàn, môi trường, điều kiện lao động.
Trước đó vào tháng 5/2021, Cục Công nghiệp cùng Công ty ô tô Toyota Việt Nam tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trong ngành ô tô. Việc hợp tác được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. |
Trong ngày, Cục Công nghiệp và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã tổ chức chuyến tham quan thực tế tại 2 nhà cung cấp nội địa của Toyota Việt Nam: Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh và Công ty TNHH Cơ khí HTMP Việt Nam.