【soi keo hôm nay】Festival Huế và những di sản “động đậy”
Điện Kiến Trung - nơi diễn ra lễ Khai mạc, Bế mạc Festival Huế 2024. Ảnh: Bảo Phước |
Nhận được nhiều lời ngợi khen và cảm phục nhất của Festival Huế năm nay là việc ban tổ chức đã chọn điện Kiến Trung làm sân khấu cho hai đêm khai mạc, bế mạc, đêm nhạc Trịnh Công Sơn cùng nhiều hoạt động bên lề khác.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Festival Huế, sân khấu của hai đêm khai mạc và bế mạc được đưa vào “trong Nội”, thay cho sân khấu truyền thống ở Kỳ Đài – Ngọ Môn.
Nhiều lời khen, là bởi điện Kiến Trung, chỉ qua hai đêm khai mạc và nhạc Trịnh Công Sơn đã mang đến cho công chúng một cảm giác rằng di tích này đang thực sự “sống lại” với những “động đậy” sau 72 năm hoang phế đúng nghĩa.
Thật ra thì những người tổ chức Festival Huế qua các thời kỳ, kể cả năm chẵn và lẻ, không phải ngẫu nhiên hay không có lý do gì đó đặc biệt khi quyết định chọn điện Kiến Trung hay Kỳ Đài, cung Diên Thọ, Bia Quốc Học, bờ sông Hương… để làm sân khấu cho các chương trình trong lễ hội.
Đó là một sự lựa chọn có chủ đích. Như ông Nguyễn Duy Hiền, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế từng nói là “chúng tôi muốn giúp cho các di sản của Huế cũng là những giá trị trường tồn của văn hóa Huế có thêm một sức sống mới lạ, được đẹp hơn, lung linh hơn, mang hơi thở hiện đại hơn, đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.
Rằng bảo tồn hay trùng tu, phục dựng nguyên vẹn một di sản như điện Kiến Trung để rồi không làm gì cả thì suy cho cùng đó cũng chỉ là một “di sản chết”. Điều này cũng chính là sự diễn giải cho chủ đề của Festival Huế là “di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” xuyên suốt từ mùa đầu tiên cho đến bây giờ”.
Vấn đề nữa là lâu nay, nhiều người hay lấy thước đo kinh tế như tiền bán vé, tài trợ… để cân đo đong đếm sự thành công hay chưa thành công của Festival Huế. Nhưng họ quên mất một điều, thước đo kinh tế của lễ hội, phải nhìn từ các con số của du lịch và những phần “ăn nên làm ra” của những người làm dịch vụ mà chúng ta không thể đong đếm.
Và quan trọng hơn nữa là Festival Huế, dù là sự kiện năm chẵn hay năm lẻ, một mùa hay 4 mùa thì cũng đã và đang mang lại những giá trị có tính “phục hưng” và trao truyền cho di sản nói riêng và văn hóa Huế nói chung không thể đo đếm bằng con số.
Còn nhớ hồi tháng 9/2023, trong chuyến thăm Quần thể di tích Cố đô Huế, trước thềm kỷ niệm 30 năm quần thể di tích này, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO - đã có những nhận xét rất xác đáng. Rằng di sản Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Công tác trùng tu di tích được tiến hành chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc Công ước quốc tế về bảo tồn di tích, Luật Di sản Văn hóa và các quy chế bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh, các quy định trong xây dựng cơ bản, đảm bảo chuẩn mực về bảo tồn, tính chân xác của các công trình.
Bà Audrey Azoulay cũng không hề “ngoại giao” khi nói rằng, những thành quả mà Huế có được trong lĩnh vực này, đặc biệt là hiểu biết của những người thợ đã và đang tham gia vào quá trình trùng tu, tôn tạo, phục dựng di sản “là vô cùng quý giá cần phải trao truyền cho thế hệ mai sau”.
Khi bà Audrey Azoulay nói những lời này trong Đại nội Huế, công trình điện Kiến Trung vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhưng để nói về sự “trao truyền” cũng như về sự hồi sinh, “động đậy” rất sống động của một di sản văn hóa cụ thể, thì không có công trình nào có thể làm ví dụ tốt hơn ngôi điện này với những gì đang diễn ra tại Festival Huế!
下一篇:Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Trao Quyết định của Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh
- Hơn 34.000 trẻ em Quảng Nam được uống sữa miễn phí
- Thêm 1 ca mắc mới Covid
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- Philippines: Không xa rời đồng minh Mỹ nhưng cũng không làm tay sai
- Dự báo phản ứng của Trung Quốc sau khi PCA đưa ra phán quyết
- Cảnh báo sự quay trở lại của bệnh than
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử
相关推荐:
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Hợp nhất ba văn phòng: Gọn nhưng có hiệu quả?
- Lạng Sơn: Tháng 7/2024 kiểm tra, xử lý 265 vụ việc, phạt gần 1 tỷ đồng
- Đối thoại Shangri
- Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- Chủ tịch Hà Nội 'chốt' tiến độ dự án công viên 11ha lãng phí gần 10 năm
- Cán bộ nào tham nhũng, có bao nhiêu nhà, đất, lắng nghe dân nói sẽ rõ!
- Triển vọng mở rộng hợp tác ASEAN – Nga
- Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- Ly kỳ vụ phát hiện 10.000 USD và 3 lượng vàng tại Bảo tín Minh Duy
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút