当前位置:首页 > Cúp C1

【cúp quốc gia đan mạch】50 nhà sản xuất Nhật Bản tìm mua linh kiện Việt Nam

50 nha san xuat nhat ban tim mua linh kien viet nam

Đại diện các đơn vị ký kết hợp đồng công bố Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội. Ảnh: P.Thu

Tại cuộc họp báo thông tin về Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội và triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2015 ngày 20-5,àsảnxuấtNhậtBảntìmmualinhkiệnViệcúp quốc gia đan mạch ông Atsusuke Kawada, trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cho hay, hiện nay, xu hướng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề.

Một vấn đề cụ thể mà các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt là khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu trong thị trường nội địa.

Cụ thể, tỷ lệ mua sắm vật tư, linh kiện tại Việt Nam của các công ty sản xuất Nhật Bản là 33,2%, thấp hơn so với Trung Quốc (66,2%), Thái Lan (54,8%), Indonesia (43,1%)... Do vậy, các công ty Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan hay Trung Quốc.

Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô, việc giảm thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN trong năm 2018 có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Khó khăn trong việc mua linh kiện ở Việt Nam là một vấn đề lớn mà các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam gặp phải và cần được giải quyết.

Còn theo ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó giám đốc điều hành kiêm Tổng giám đốc Công ty Reed Tradex , hiện nay Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tiên của các dòng đầu tư nước ngoài cùng với đó là sự gia tăng về nhu cầu phụ tùng công nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi các nhà công nghiệp cần có sự hiểu biết về những yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Để Việt Nam có lợi thế hơn so với quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, ông Atsusuke Kawada cho rằng, điều quan trọng là phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các công ty Nhật Bản cũng cần hợp tác với các đối tác địa phương trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và bảo vệ nguồn cung cấp linh kiện phụ tùng.

Với những vấn đề trên, “triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội nhằm mục đích nuôi dưỡng các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam để kết nối các nhà cung cấp Việt Nam với khách mua hàng Nhật Bản”, ông Atsusuke Kawada nói.

Theo đó, Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội có khoảng 50 nhà triển lãm Nhật Bản tham gia trưng bày các linh liện mà họ mong đợi có thể mua ở Việt Nam và 50 nhà triển lãm Việt Nam trưng bày sản phẩm muốn bán cho khách hàng.

Cùng với đó sẽ diễn ra triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2015, đây là nơi trưng bày các máy móc, công nghệ phục vụ cho sản xuất công nghiệp với sự tham gia của 200 thương hiệu đến từ 20 quốc gia. Năm nay, triển lãm tập trung vào lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu và công nghệ ép phun nhựa.

Được biết, Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội và triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2015 sẽ được diễn ra từ ngày 10 đến 12-9 tại Hà Nội do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Công ty Reed Tradex tổ chức.

分享到: