设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【spezia – sassuolo】Ngân hàng dồn dập lên sàn: Người tăng cao, kẻ xuống thấp 正文

【spezia – sassuolo】Ngân hàng dồn dập lên sàn: Người tăng cao, kẻ xuống thấp

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-10 15:34:51

ngan hang don dap len san nguoi tang cao ke xuong thap

Hệ thống ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn tới việc lên sàn chứng khoán để có thêm sự thuận lợi cho phát triển. Ảnh: ST.

Nhộn nhịp lên sàn

Đầu tháng 6/2018, gần 1,17 tỷ cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), với giá tham chiếu 128.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá niêm yết cao nhất của nhóm cổ phiếu ngân hàng từ trước tới nay. Nhưng ngay phiên đầu tiên, cổ phiếu TCB đã giảm khoảng 20%, xuống còn 102.400 đồng. Sau một vài phiên “nằm sàn” nhưng cũng có lúc “lên đỉnh”, hiện cổ phiếu TCB được giao dịch quanh mức 105.000 đồng/cổ phiếu, trong cảnh tăng giảm khá thất thường.

Trước đó, vào giữa tháng 4/2018, cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức chào sàn HOSE, với giá tham chiếu 32.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng sau phiên đầu tiên tăng mạnh, tới những phiên tiếp theo, cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm, đến hiện tại còn khoảng trên dưới 28.000 đồng/cổ phiếu.

Vấn đề tăng giảm bất ngờ nêu trên cũng không làm quan ngại và cản trở công cuộc “đổ bộ” lên sàn của các ngân hàng. Theo đó, từ đầu năm, dự kiến sẽ có hàng loạt tên tuổi ngân hàng lên sàn trong năm 2018 như: ABBank, OCB, Saigonbank, Nam Á Bank, Việt Á Bank… và mới đây, Đại hội đồng cổ đông của Maritime Bank cũng đưa ra dự kiến niêm yết trên HOSE vào quý I/2019.

Trên thị trường, hiện đã có 17 ngân hàng thương mại lên sàn chứng khoán và được giới tài chính gọi là nhóm “cổ phiếu vua” vì mức tăng trưởng khả quan, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của chỉ số chứng khoán. Kết thúc quý I/2018, nhiều ngân hàng báo lãi doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng, gấp nhiều lần kết quả cùng kỳ năm trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I của 14 ngân hàng niêm yết của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 56.340 tỷ đồng và 20.126 tỷ đồng, tăng 35% và 52% so với cùng kỳ. Vì thế, các chuyên gia của công ty này cho rằng, các ngân hàng hoàn toàn có thể vượt kế hoạch kinh doanh trong năm nay.

Nhìn vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng vừa lên sàn cũng cho thấy, chính vì dự báo kết quả kinh doanh, lợi nhuận tăng trưởng mạnh nên việc lên sàn tạo kỳ vọng giúp các ngân hàng này ngày càng thuận lợi. TPBank đã đạt lợi nhuận trước thuế 513 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước (215 tỷ đồng); lãnh đạo TPBank tin tưởng sẽ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng đột biến tới 82,42% so với 2017. Về phía Techcombank, kết quả kinh doanh quý I/2018 ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế gấp đôi so với cùng kỳ, đạt mức 2.049 tỷ đồng…

Người tăng – kẻ giảm

Tuy nhiên, xét về tương quan giữa các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng sẽ thấy có sự chênh lệch, nhiều ngân hàng tăng mạnh nhưng có những ngân hàng vẫn đang giao dịch dưới mệnh giá. Tiêu biểu như mã SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), sau nhiều tháng bứt phá lên gần 14.000 đồng/cổ phiếu, thì từ khoảng giữa tháng 5/2018, cổ phiếu ngân hàng này đã giảm xuống dưới 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân gần như chưa có lúc nào lên trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, hiện cổ phiếu NVB đang ở mức 7.500 đồng/cổ phiếu.

Thực tế là nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng trên có thể thấy nhiều vấn đề còn tồn tại như: Chất lượng tài sản, nợ xấu, tình hình kinh doanh. Đơn cử như Ngân hàng SHB dù có lợi nhuận kinh doanh trước thuế quý I đạt 502 tỷ đồng, tăng 60% so với năm trước, tuy nhiên, bảng phân tích chất lượng nợ lại cho thấy có sự tăng lên cả về khối lượng nợ và khối lượng nợ xấu. Cụ thể, nợ cần chú ý tăng từ hơn 3.200 tỷ đồng vào cuối năm 2017 lên hơn 5.068 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn (nợ xấu) tăng từ hơn 2.760 tỷ đồng lên gần 2.900 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2018.

Nhưng bên cạnh đó, nhiều nhà băng lại được định giá và kỳ vọng tăng trưởng cao. Tiêu biểu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng có phần vốn nhà nước này nhận được nhiều sự kỳ vọng của các nhà đầu tư do có lợi thế về khả năng huy động vốn tốt, thanh khoản dồi dào, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Với những tín hiệu tốt như thế, cổ phiếu VCB được các chuyên gia cho rằng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Điều đáng mừng hơn nữa trong bối cảnh hiện nay là các chính sách của cơ quan quản lý đang khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đáp ứng chuẩn mực và đẩy nhanh tiến độ lên sàn như mục tiêu đã đề ra. Đó là việc ban hành các cơ chế, văn bản pháp quy cụ thể, đầy đủ về xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng… từ đó, giúp hệ thống được “rộng cửa” trong việc cải thiện hoạt động, thu hút các nhà đầu tư. Vì thế, nếu như trước đây, không ít nhà bằng quan ngại việc lên sàn sẽ gây khó cho hoạt động khi phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vốn, lành mạnh hệ thống, thì hiện nay, việc lên sàn đã trở thành mục tiêu để chuyên nghiệp hóa và chuẩn mực hóa hệ thống, nâng cao uy tín với nhà đầu tư và khách hàng.

热门文章

0.5495s , 7219.15625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【spezia – sassuolo】Ngân hàng dồn dập lên sàn: Người tăng cao, kẻ xuống thấp,88Point  

sitemap

Top