会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd cerezo osaka】Thắp sáng niềm tin, tiếp sức đến trường!

【kqbd cerezo osaka】Thắp sáng niềm tin, tiếp sức đến trường

时间:2025-01-12 12:22:44 来源:88Point 作者:La liga 阅读:997次

Báo Cà Mau(CMO) “Năm học mới này con có cặp mới, sách vở mới đi học rồi, không còn đeo cặp rách, cũ nữa”, em Trần Ðình Nguyên, học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Trần Văn Phán (huyện Ðầm Dơi), khoe với tôi khi nhận được món quà từ các mạnh thường quân. Dù món quà không lớn nhưng với em Nguyên cũng như nhiều học sinh khó khăn vùng sâu này là cả một niềm hạnh phúc vì có thêm điều kiện học tập, động lực phấn đấu trong năm học mới.

Đưa cháu đến nhận quà, bà Phạm Ngọc Dễ, bà ngoại của Nguyên, chia sẻ: “Mấy hôm trước nó mới nhờ tôi vá lại cái cặp cũ để chuẩn bị đi học đó. Tội nghiệp, cháu nó ham con chữ lắm, nên dù khó khăn cỡ nào tôi cũng ráng cho nó đi học”.

Bà cháu quê ở ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi, nhận được thông báo từ thầy cô, cho biết em được xét tặng suất học bổng cùng cặp, tập vở, nên sáng sớm hai bà cháu đã khăn gói qua huyện Năm Căn để nhận. Nguyên được sắp xếp đi cùng với thầy cô và các bạn, nhưng vì lo cháu mình chưa từng đi xa nên bà ngoại cũng đi theo.

Bà Phạm Ngọc Dễ kể: “Cha nó bỏ từ khi mới sanh, mẹ nó nuôi đến 4 tuổi thì đi lấy chồng. Ông ngoại sợ nó đi theo mẹ không đủ tình thương, lo mất hạnh phúc mới của con gái nên giữ cháu lại nuôi. Lúc nó còn nhỏ, nhà không có gì để sinh sống, cũng không ai trông coi, nên tui đi đặt lú hàng ngày dưới sông cũng đem cháu theo. Ai nhìn thấy cũng xót, mà biết làm sao được, hoàn cảnh mà”.

 Em Trần Đình Nguyên vui mừng nhận suất học bổng cùng nhiều phần quà từ các mạnh thường quân.

Bà Dễ thuộc hộ nghèo của xã Trần Phán mấy chục năm qua. Sống trên phần đất ở đậu của người bà con, rồi không lâu sau đó chồng bà cũng mất đi, để lại bà cháu côi cút, dìu dắt, nương náu nhau sống. Ở cái tuổi 70, hàng ngày bà Dễ cùng với đứa cháu ngoại đi bộ đến trường. Thấy tội nghiệp nên những người xung quanh, thầy giáo của em Nguyên, thường cho quá giang đến lớp.

Con đường đến trường với em Nguyên đã khó khăn thì với bà Dễ cũng không dễ dàng gì. Sáng sớm, để đưa cháu đi học, vì đường xa, bà phải nấu cơm mang theo ăn, rồi tranh thủ trong thời gian đợi rước cháu về, bà đi phụ việc, làm thêm để kiếm sống. “Sáng tôi nấu cơm đem theo ăn. Nó học 2 buổi, đâu có đi bộ nổi mỗi buổi về nhà, nên hôm nào học nguyên ngày thì ở tại trường luôn. Vì trường ngay chợ nên sau khi dắt nó đi học, tôi xin đi quét nhà, lau nhà, giặt đồ, phơi đồ cho người ta trong chợ, họ cho cũng được 40-50 ngàn đồng. Riết rồi, nhìn thấy tôi ai cũng quen, cũng kêu nên có việc làm suốt, có đồng ra đồng vào để bà cháu đắp đổi qua ngày”.

Với em Võ Hoàng Tây, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học 2 xã Ðất Mũi (ấp Khai Long, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển), con đường đến trường cũng gian nan không kém. Nhà ở xa mút trong vuông, em phải đi bằng xuồng từ nhà ra lộ xi măng, sau đó đi bộ thêm mấy cây số nữa mới đến trường. Nhận được suất học bổng cùng nhiều phần quà, em rất đỗi vui mừng.

Thầy Mai Kiến Oanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 xã Ðất Mũi, cho biết: “Ðợt nhận học bổng này, huyện Ngọc Hiển có 15 em, đều là học sinh của trường và thuộc diện hộ nghèo, nhưng chỉ có 2 em đi nhận trực tiếp thôi, đó là em Võ Hoàng Tây và Tô Thanh Sang. Các em còn lại do nhà quá xa, không có phương tiện đi nên tôi lên nhận về rồi phát cho các em”.

Trường Tiểu học 2 xã Ðất Mũi có tổng số 435 em nhưng có khoảng 120 học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn, chiếm 25-30% trong tổng số học sinh; học sinh con nhà khá giả thì không được bao nhiêu. "Ðiều kiện đến trường của các em rất khó khăn. Ða số nhà ở trong vuông, các em phải đi bằng xuồng, băng qua bờ vuông mới ra được lộ lớn, rồi đạp xe đi học hay phải quá giang để đến trường. Ðáng thương hơn là hầu hết những đứa trẻ này không được ở gần cha, mẹ, chỉ ở cùng với ông bà ngoại, cô chú. Cũng bởi vì nhà nghèo, cha mẹ các em phải đi làm tận tỉnh Bình Dương để gửi tiền về cho con ăn học”, thầy Oanh chia sẻ. Chỉ vào em Tô Thanh Sang, thầy cho biết về hoàn cảnh của em: “Như em Sang đây, cha mất, mẹ đi làm trên Bình Dương, em ở nhà với ông bà ngoại nay đã ngoài 70 tuổi. Em chịu khó học tập, đạt loại khá. Hoàn cảnh em đáng thương, song em may mắn hơn các bạn khác là nhà gần trường, chỉ cách khoảng 500 m nên em thường tự đạp xe đi học”.

 Ánh mắt thơ ngây của em Võ Hoàng Tây và Tô Thanh Sang chất chứa bao nỗi khó khăn, thiếu thốn trong hành trình tìm con chữ.

"Mỗi năm, cứ đến dịp tựu trường là thầy cô lại bắt đầu lo lắng, bởi gia đình khó khăn thường cho con cháu nghỉ, các thầy cô phải đến tận nhà vận động. Thông thường, tỷ lệ chuyên cần cũng không đảm bảo. Có khi các em nghỉ học trông nhà cho cha mẹ đi làm; tuổi nhỏ vậy chứ cũng phải đi bắt ốc, mò cua kiếm thêm thu nhập", thầy Oanh bày tỏ.

Buổi trao tặng học bổng, quà cho 100 học sinh nghèo, vượt khó học tốt diễn ra tại UBND huyện Năm Căn, do Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng với học bổng trị giá 1 triệu đồng/suất, các em học sinh trên địa bàn 6 huyện: Năm Căn, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và Ngọc Hiển còn nhận 100 cái cặp, tập vở cùng nhiều phần quà bánh kẹo. Tổng trị giá các suất học bổng, quà tặng khoảng 150 triệu đồng.

Ðại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau trao học bổng cùng nhiều tập vở của mạnh thường quân cho học sinh nghèo vượt khó học tốt tại huyện Năm Căn.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Công đoàn Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, cũng là mạnh thường quân, bày tỏ: “Cà Mau là điểm cực Nam Tổ quốc, do cách trở về sông ngòi, địa lý mà người dân nơi đây còn nhiều vất vả. Chính vì vậy, con đường đến trường của các em nơi đây cũng chông chênh. Với truyền thống tương thân tương ái, sự kết nối của Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, những món quà này hôm nay đã đến với các em. Quà tuy nhỏ nhưng hy vọng sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn để giúp các con em, các gia đình còn khó khăn có thêm nghị lực vượt qua hoàn cảnh trên hành trình tìm con chữ cho các em”.

Em Thạch Thị Kim Như, Khóm 6, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, cùng bà nội và các em vui mừng đến nhận học bổng và quà. Bà nội Như (bà Kim Thị Phiên) chia sẻ: “Mẹ bỏ nó lúc hai tháng mấy, cha nó đi làm xa, một năm mới về một lần, ở nhà với bà nội là hộ cận nghèo. Như học rất giỏi và ngoan”.

“Con thích đi học lắm, đi bộ đến trường con cũng không thấy mệt. Năm rồi con được học sinh tiên tiến. Con không muốn nghỉ học, con muốn lớn lên làm cảnh sát để bảo vệ cho ngoại”, ước mơ của em Trần Ðình Nguyên cũng là ước mơ của bao đứa trẻ còn khó khăn ở vùng sâu nơi đây. Rất cần sự chung tay hỗ trợ của cả cộng đồng, để con đường đến trường của các em không còn chông chênh nữa./.

 

Hồng Nhung

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
  • Làm việc với các hộ dân bị ảnh hưởng dự án kè chống sạt lở
  • Thị trường hàng hóa ổn định sau tết
  • Sôi nổi Liên hoan các Câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học năm 2023
  • "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
  • Việt Nam quyết tâm với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050
  • Hải đoàn 129 thăm, chúc mừng năm mới Báo Hậu Giang
  • Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng xúc tiến đầu tư trong thời kỳ mới
推荐内容
  • Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
  • Trung thu đến với trẻ em nghèo
  • Huyện Long Mỹ: Phản biện kế hoạch chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững
  • Những cán bộ dám nghĩ, dám làm nào sẽ được khuyến khích bảo vệ?
  • Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
  • Thành phố Vị Thanh: Nhiều chỉ tiêu thực hiện đạt cao so với cùng kỳ