【lịch bóng đá cúp fa anh】Phát triển công nghiệp ôtô: Gỡ “nút thắt” nội địa hóa
Ngành công nghiệp ôtô cần chính sách hỗ trợ phù hợp để phát triển |
Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1990,áttriểncôngnghiệpôtôGỡnútthắtnộiđịahólịch bóng đá cúp fa anh phần lớn được chuyển đổi từ việc sản xuất và lắp ráp xe máy sang ôtô. Đây là lý do khiến công nghiệp ôtô của Việt Nam phát triển chậm một thời gian dài. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu về tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con.
Chỉ ra một số yếu kém của ngành ôtô Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - đại diện Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho rằng, hiện chi phí sản xuất ôtô của Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện nhiều hơn để lắp ráp đã dẫn đến giá thành ôtô trong nước khó cạnh trạnh hơn nhiều nước trong khu vực.
Thực tế, doanh nghiệp (DN) tham gia lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Ngay cả lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô để xuất khẩu, các DN Việt Nam cũng chỉ mới làm được một số sản phẩm đơn giản.
“Trong 18 DN trong nước cung cấp linh kiện thì có tới 16 DN FDI, chỉ có 2 DN Việt Nam” - bà Thúy cho biết.
Dung lượng thị trường ôtô vẫn mở
Để có thể tạo những động lực mới cho công nghiệp ôtô Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy khuyến nghị, nhà nước cần tập trung kết nối kinh doanh, hỗ trợ tài chính, xây dựng năng lực cho DN trong nước, đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu phụ tùng linh kiện ôtô và thay thế nhập khẩu.
Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều phụ tùng, linh kiện ô tô |
Theo ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - để phát triển được ngành công nghiệp ôtô cần xác định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất thế nào và phải do thị trường quyết định. “Trong chiến lược quy hoạch thể hiện rất rõ là phải tạo ra một thị trường để DN có mục tiêu để sản xuất. Khi đã tạo ra thị trường, nếu DN không đủ điều kiện để sản xuất, còn tồn tại điểm yếu, sẽ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước” - ông Trương Thanh Hoài đề xuất.
Ông Trương Thanh Hoài cho biết, sau khi ban hành Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cùng các chính sách khác như thuế tiêu thụ đặc biệt… đã có những tác động tương đối rõ ràng.
“Việc cạnh tranh trực tiếp với các nước ASEAN khi thuế nhập khẩu về 0% vào năm 2018 tất nhiên là có ảnh hưởng nhưng không đáng quan ngại bởi trong một thị trường, có sản phẩm này thay thế sản phẩm kia. Do vậy, dung lượng thị trường là vẫn còn cho ngành công nghiệp ôtô” - ông Trương Thanh Hoài khẳng định.
Theo đánh giá của Vụ Công nghiệp nặng, công nghiệp ôtô vẫn được xác định là ngành tạo ra động lực phát triển cho các ngành khác và là giải pháp giảm nhập khẩu. |