Chúng tôi có mặt tại thôn 4,ng cthứ hạng của hạng nhất ả rập xê út xã Minh Hưng đúng thời điểm tổ công nhân của Điện lực Bù Đăng đang lắp đặt công tơ, kéo điện vào từng hộ. Ông Bùi Đình Quang bán tạp hóa ở cạnh lô cao su của Nông trường Minh Hưng (Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng) cho biết: “Gia đình tôi sống ở đây đã 20 năm. Năm 2007, 13 hộ dân khu vực này không chịu được cảnh đèn dầu đã hùn tiền kéo điện từ thôn 7 về phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, do đường dây quá xa (khoảng 2km) nên điện rất yếu, chỉ dùng thắp sáng nhưng cũng mờ mờ. Các thiết bị đồ dùng sinh hoạt bằng điện của gia đình hầu như không phát huy tác dụng”. Các công nhân kỹ thuật của Điện lực Bù Đăng thi công tại thôn 4, xã Minh Hưng Đang lau máy ép nước mía vừa lôi ra trong góc nhà đặt giữa sân, bà Bùi Thị Lĩnh (vợ ông Quang) chia sẻ: “Chú xem này, ngày đó, tưởng là kéo điện về sẽ vận hành được nên nhà tôi mua máy để bán nước mía cho công nhân cạo mủ. Ai dè điện yếu quá, mô tơ không quay được nên đành cất máy vào góc nhà. Bực nhất là xem tivi lúc được lúc không, những hôm có phim hay thì màn hình tự dưng dúm dó lại, đen xì, đến khi điện ổn định thì tình huống phim hay qua mất. Hy vọng khi trực tiếp sử dụng điện lưới quốc gia, mọi thứ sẽ được khắc phục...”. Đi vào trong lô cao su, chúng tôi gặp 4 người đàn ông đang kéo dây điện từ đường chính vào nhà anh Lê Văn Kiên. Để giảm chi phí, anh Kiên đã mua lại 19 trụ sắt và dây điện trị giá 8 triệu đồng do khu dân cư thanh lý. Cùng mọi người kéo dây, anh Kiên vui vẻ nói: “Từ cột điện ngoài đường vào nhà tôi khoảng 700m, tuy hơi xa nhưng so với 2,7km từ thôn 7 vào đây thì vẫn ngắn hơn nhiều”. Ngược trở lại con đường chính, tuy phải làm việc dưới cái nắng rát của buổi trưa nhưng nhóm thợ điện gồm 8 người do anh Nguyễn Kim Thành làm tổ trưởng vẫn tranh thủ mắc điện vào nhà bà Bùi Thị Dinh. Còn Phó phòng Kinh doanh Điện lực Bù Đăng Hoàng Trọng Phi vừa động viên công nhân khẩn trương thi công vừa tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả cho các hộ dân. Bà Dinh bận trông cháu nhưng vẫn tranh thủ trao đổi với cán bộ điện lực về hợp đồng mua bán điện. “Tôi tưởng đơn giản là mắc điện, lắp công tơ vào, xài bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu chứ cần gì phải hợp đồng với cả trách nhiệm. Nếu thế thì các anh phải duy trì điện cho chúng tôi, điện phải khỏe đấy, chứ đừng như trước đây, cắm nồi cơm cũng bị sống, rồi lại phải nấu bằng bếp củi” - bà Dinh nói. Ông Phạm Xuân Lâm, Giám đốc Điện lực Bù Đăng cho biết: “Dự án đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp các thôn 4 và 7, xã Minh Hưng trị giá 771 triệu đồng. Vốn do Tổng công ty Điện lực miền Nam phân bổ cho Công ty Điện lực Bình Phước và Điện lực Bù Đăng thực hiện. Quy mô gồm: 1.431m đường dây trung thế, 1.166m đường dây hạ thế và 1 trạm biến áp công suất 50kVA. Công trình có sự quan tâm rất lớn của Huyện ủy, UBND huyện, xã Minh Hưng và Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng trong việc tìm kiếm vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng. Dự án này hoàn thành không chỉ là niềm vui của nhân dân nơi đây mà còn đưa xã Minh Hưng đạt 100% hộ sử dụng điện”. Chia tay các hộ dân nơi đây, chạy dọc đường lô cao su, nhìn những trụ điện được lắp đặt thẳng tắp, chúng tôi chắc chắn rằng, từ nay trở đi, các gia đình ở 2 thôn 4 và 7 không cần phải chờ, thay phiên bơm nước vào mỗi đêm khuya. Những nồi cơm sẽ chín thơm ngon chứ không còn nửa khê, nửa sống. Đường giao thông trong khu dân cư đêm đêm sẽ sáng ánh điện. Và lời của những ca khúc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu như đã vang vọng ở đầu thôn. Quang Minh |