DN dệt may đầu tư kỹ thuật,ấtkhẩudệtmayKỳvọngvượtmụctiêgiải bóng đá la liga tây ban nha công nghệ mới để tăng năng suất, chất lượng |
Dự báo, quý IV/2017, ngành dệt may sẽ xuất khẩu khoảng 8 tỷ USD giá trị hàng hóa, tăng 11% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành cả năm lên 31 tỷ USD, vượt khá xa so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Theo bà Phạm Minh Hương - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam, việc Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, Anh ra khỏi Liên minh châu Âu… đã tác động không tích cực tới ngành. Một số đơn hàng về Việt Nam có dấu hiệu chững lại khiến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may năm 2016 rơi vào ảm đạm. Tình hình này tiếp tục kéo dài sang hết nửa đầu năm 2017.
Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2017, do yếu tố mùa vụ, DN trong ngành đã nhanh chóng chấn chỉnh, cải thiện hệ thống sản xuất; tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, khiến tình hình xuất khẩu của ngành được cải thiện đáng kể. Hết quý III, ngành đã đạt gần 23 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Dự báo, trong quý IV, sẽ đạt 8 tỷ USD giá trị xuất khẩu, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm của dệt may lên 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có mức tăng trưởng tốt.
Mặc dù mới bắt đầu bước sang tháng 11 nhưng theo ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên- Công ty Cổ phần, công ty đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và triển vọng cả năm có thể đạt 300 triệu USD giá trị xuất khẩu.
Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh - dự báo, năm 2017, ngành dệt may Việt Nam có nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu 29,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đã đặt ra từ đầu năm. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng ứng phó của DN trước những biến động bất lợi.
Dù vậy, theo một số chuyên gia, thị trường dệt may thế giới đang có sự thay đổi, tầng lớp trung lưu dần co lại khiến xu hướng tiêu dùng thiên về những mặt hàng có giá thành vừa phải, vòng đời ngắn. Điều này đòi hỏi các DN dệt may trong nước phải đẩy nhanh quy trình sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng, đa dạng nguồn cung để có nguồn mẫu mã, nguyên phụ liệu phong phú. Cùng đó, Chính phủ một số quốc gia mạnh về sản xuất hàng dệt may như: Campuchia, Myanma, Bangladesh… thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đơn hàng đã tạo sức ép cạnh tranh lớn với dệt may Việt Nam.
Do đó, để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì và vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia khuyến cáo: DN cần đầu tư kỹ thuật, công nghệ mới với năng suất cao, chất lượng tốt và thân thiện với môi trường. Đồng thời, tìm được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu. Đặc biệt, các DN cần nghiên cứu, ứng dụng phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị hơn, thay vì chỉ thuần gia công như hiện nay.
Bà Phạm Minh Hương - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Năm 2017, ngành dệt may dự kiến đạt khoảng 31 tỷ USD giá trị xuất khẩu, vượt 1,5 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Kết quả này có được nhờ nỗ lực của DN toàn ngành, sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các bộ, ngành. |