【lịch thi đấu cúp liên đoàn】Các nước đang phát triển phải chi số tiền kỷ lục để trả nợ
Ảnh minh họa |
Cũng theo báo cáo của WB, số tiền trả nợ của 24 quốc gia nghèo nhất thế giới có thể tăng tới 39% vào năm 2023 và 2024.
Ông Indermit Gill, chuyên gia kinh tế trưởng và phó chủ tịch cấp cao về kinh tế phát triển tại WB, đánh giá rằng mức nợ kỷ lục và lãi suất cao đã đẩy nhiều quốc gia vào con đường khủng hoảng.
Ông Gill nói thêm: “Mỗi quý khi lãi suất vẫn ở mức cao trôi qua sẽ khiến nhiều nước đang phát triển trở nên khó khăn hơn, cũng như là phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa trả nợ công hoặc đầu tư vào y tế công cộng, giáo dục và cơ sở hạ tầng”.
Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình trên, WB cho biết đã xảy ra 18 vụ vỡ nợ ở 10 quốc gia đang phát triển trong 3 năm qua - nhiều hơn tổng số vụ vỡ nợ trong 2 thập kỷ trước đó cộng lại. Danh sách này bao gồm các nước như Ghana, Sri Lanka và Zambia.
Hiện có 28 quốc gia đủ điều kiện vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB. Cơ quan này cho biết trong báo cáo rằng các nước trên đều có nguy cơ gặp khó khăn vì nợ công cao.
Lãi suất tăng cao trên toàn cầu và đồng USD mạnh đã khiến các quốc gia mắc nợ phải trả thêm nhiều chi phí cho các khoản vay của họ. WB cho biết hơn một phần ba số nợ nước ngoài của các quốc gia đang phát triển có liên quan đến tình hình lãi suất thay đổi cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động đột ngột.
Các ngân hàng đa phương, trong đó có WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã nỗ lực giúp các nước đang phát triển tái cấp vốn cho khoản nợ của họ khi các nguồn tài chính đang bị thu hẹp.
Báo cáo cho biết vào năm 2022, các chủ nợ tư nhân đã nhận được số tiền hoàn trả chênh lệch 185 tỷ USD so với số tiền họ cho vay. Đây là lần đầu tiên sự đảo ngược này xảy ra kể từ năm 2015.
WB cho biết các ngân hàng đa phương đã cung cấp 115 tỷ USD dưới các hình thức tài trợ chi phí thấp mới cho các nước đang phát triển vào năm 2022.
Báo cáo ngày 16/11 của Viện Tài chính quốc tế (IIF) ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm 2023 sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm. IIF cho biết nợ chính phủ trong quý III có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Những điểm check
- ·Hội Chữ thập đỏ huyện Bắc Tân Uyên: Duy trì hiệu quả các mô hình nhân đạo
- ·Bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Đảm bảo 50% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh
- ·Đồng Nai gặp khó khi thu hồi đất làm dự án
- ·TP.HCM kiến nghị cho phép Lotte tiếp tục triển khai dự án Eco Smart City Thủ Thiêm
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Công ty Vạn Phát Hưng “vướng” nhiều sai phạm tại Khu dân cư Nhơn Đức
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An: Ra quân tổng vệ sinh môi trường
- ·Đại gia Shilla xứ Hàn “tham chiến” thị trường Việt
- ·Đà Nẵng đề xuất chủ trương đầu tư 4 dự án đô thị
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Dự án đầu tiên tại Khánh Hòa cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở
- ·Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu công nghiệp Lộc An
- ·Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Altara Residences: Thăng hoa đẳng cấp