Chia sẻ với PV VietNamNet,ýdolạkhiếnnamsinhtuổiđãcaotớbảng xếp tay ban nha ThS.BS Calvin Q Trịnh - Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng và hình thể HMR, cho hay nam bệnh nhân C.H.L. (ngụ quận 10, TPHCM) mới 14 tuổi đã cao 1,95m, bị hội chứng Marfan do rối loạn gene di truyền bẩm sinh.
“Người bệnh có bàn chân rất to và dài, bẹt nặng. Khung chậu nghiêng hẳn sang một bên, cột sống gù vẹo nặng, biến dạng khung sườn và lồi lõm”, bác sĩ thông tin.
Trước đó, em L. đã trị liệu nắn chỉnh cột sống nhiều nơi nhưng không có kết quả. Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ phát triển chiều cao nhanh, hình thể dần trở nên lệch vẹo.
Tại trung tâm, kết quả chụp X-quang cho kết quả trẻ bị lệch vẹo nghiêm trọng tất cả khớp cổ chân, khớp gối; khung chậu nghiêng xoay; cột sống cong vẹo chữ S trên 40 độ.
Trẻ sau đó được tập theo phác đồ hiệu chỉnh cơ xương khớp để cân bằng các lệch vẹo và tránh bệnh tiến triển trầm trọng hơn trong giai đoạn dậy thì.
Sau 20 buổi tập, bệnh nhân đã có cải thiện rõ rệt, khung chậu bớt nghiêng trái. Sau 40 buổi tập, khung chậu đã cân bằng, cột sống đã cải thiện, giảm vẹo hẳn gần 20 độ, thân đã thẳng trục trở lại.
Theo bác sĩ Calvin, Marfan là hội chứng hiếm gặp với tỷ lệ 1:10.000, ảnh hưởng đến xương, phổi, mắt, tim và mạch máu.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng rối loạn này là cao gầy, tay chân dài bất thường, ngón tay, ngón chân dài không cân đối, xương ức lồi ra hay lõm vào, xương sống cong, khớp lỏng lẻo, bàn chân lớn và phẳng.