游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:34:25
Năm 2020,ấtkhẩuthủysảnlấyđàhướngtớitỷtỷ lệ kèo 8888 ngành thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều thách thức | |
Việt Nam tiếp tục nỗ lực gỡ "thẻ vàng” của EC | |
Một năm vui buồn của xuất khẩu cá tra |
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục đương đầu không ít khó khăn trong năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đánh giá về những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản năm 2020, ông Dương Văn Cường, Chánh văn phòng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: Năm 2020, kinh tế thế giới trên đà tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, ngành thủy sản còn hưởng lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU (EVFTA).
Ngoài ra, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra và các sản phẩm Silurifomes do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cạnh tranh hơn, trong đó có việc mở lại thị trường Ả rập - Xê út, đưa cá tra đến với thế giới Ả rập.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ông Dương Văn Cường đánh giá: Năm 2020, thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu; sự thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng ĐBSCL; diễn biến khó lường của xung đột thương mại Trung-Mỹ; yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) chưa được tháo gỡ... là những thách thức không nhỏ.
Bên cạnh đó, khó khăn không thể không kể đến còn là cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm; lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng; tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá), ngư trường khai thác bị thu hẹp...
Trên cơ sở phân tích nêu trên, toàn ngành đặt mục tiêu diện tích nuôi trồng thủy sản cơ bản giữ ổn định như năm 2019 là 1,3 triệu ha; tổng sản lượng thủy sản khoảng 8,2 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng 4,5 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD (tăng 16,3% so với năm 2019).
Đánh giá về mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD đặt ra trong năm 2020, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: "Dù đây là mục tiêu khiêm tốn, chỉ tăng khoảng hơn 1 tỷ USD so với năm 2019, song cũng là cố gắng lớn với ngành thủy sản bởi dự báo tình hình tiếp tục khó khăn".
Theo ông Hòe, để đạt mục tiêu đề ra, trong năm 2020, ngành thủy sản cần tập trung củng cố lại chuỗi sản xuất, tạo ra các sản phẩm nuôi có chất lượng tốt nhất thông qua hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu vào cho hoạt động nuôi trồng.
Với riêng mặt hàng cá tra, cần tập trung cho công tác cân đối cung - cầu; tiếp cận biện pháp áp dụng quản lý con giống để đảm bảo mức cung - cầu hợp lý, tránh việc giảm giá đột ngột như năm 2019.
Một số chuyên gia nhìn nhận, xúc tiến thương mại hợp lý cho từng thị trường xuất khẩu cũng là giải pháp quan trọng giúp ngành thủy sản từng bước đạt mục tiêu đề ra trong năm 2020.
Ví dụ, đối với thị trường xuất khẩu là các nước thành viên của CPTPP, ngành sẽ tập trung 2 thị trường quan trọng là Mexico và Canada vì đây là 2 thị trường có sự tăng trưởng tốt năm 2019.
Ngoài ra, ngành thủy sản cần tiếp tục đàm phán mở rộng một số thị trường như: Trung Đông, ASEAN; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân gỡ "thẻ vàng" hải sản để lấy lại uy tín sản phẩm hải sản Việt Nam...
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接