Tối muộn ngày 22/12/2020,ệtNamkhôngđiềuhànhtiềntệđểtạolợithếcạnhtranhthươngmạxếp hạng bóng đá hà lan phòng làm việc của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vẫn sáng đèn. Ông đang chuẩn bị có cuộc điện đàm với một người đồng nhiệm cách đó nửa vòng quả đất. Đầu dây bên kia, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đang chuẩn bị.
Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong năm 2020. Cuộc điện đàm lần thứ nhất là vào tháng 5/2020.
Chủ đề chính của cuộc điện đàm lần này là những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Chính phủ và Tổng thống Hoa Kỳ đã trao đổi về việc Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ.
Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ", qua đó đưa Việt Nam vào danh sách giám sát 10 nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.
Các nguồn tin kinh tế cho biết, có thể kết quả điều tra cụ thể sẽ được Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) chính thức công bố ngày 7/1/2021.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
“Việt Nam điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế”- người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định.
Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao các bộ, ngành Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác, giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.
Vấn đề được gọi là "thao túng tiền tệ" được quan tâm tại Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ vừa diễn ra tại Hà Nội |
Trước đó vài ngày, trang Le Courrier du Vietnam trong bản tin ra ngày 19/12/2020 dẫn lời ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham), cho rằng, Washington nên đánh giá việc Hoa Kỳ nhập siêu của Việt Nam theo hướng thành công của chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại châu Á-Thái Bình Dương, được chính quyền tổng thống Trump khuyến khích.
Cùng quan điểm với ông Adam Sitkoff, bà Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore, cho rằng việc Washington trừng phạt Việt Nam sẽ "gây ra những hậu quả kinh tế"nghiêm trọng, trước tiên là đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam.
Một số chuyên gia cũng nhìn nhận các doanh nghiệp Việt Nam "có thể sẽ mất bớt niềm tin khi giao dịch với các đối tác Hoa Kỳ" và điều này sẽ tác động đến lượng hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt là nhiên liệu và công nghệ.
Một trong những giải pháp được chính ông Adam Sitkoff nêu lên là thay vì trừng phạt, Washington nên đối thoại để thị trường Việt Nam mở cửa hơn cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Thực ra, từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền, Việt Nam đã gia tăng khối lượng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, thông qua các dự án mua máy bay Boeing và gần đây là thỏa thuận với ba tập đoàn Hoa Kỳ phát triển dự án điện khí hóa lỏng ở Bạc Liêu với tổng trị giá 3 tỷ USD.
Trong khi đó tại Diễn đàn an ninh tài chính tiền tệ tổ chức tại Hà Nội ngày 24/12/2020, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS) đã điểm danh 13 mặt hàng của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra cao khi có kết luận của phía Hoa Kỳ quanh vụ việc được gọi là “thao túng tiền tệ” này.
Đó là các mặt hàng gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, đệm mút, tủ gỗ, đá nhân tạo, gạch men, lốp xe tải và xe khách, xe đạp điện, ống đồng, khớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chế, vỏ bình ga, ghim đóng thùng
Theo quan điểm của vị chuyên gia này, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có tính chất cơ cấu, chứ không phải là tiền tệ. Cụ thể hơn sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ bắt nguồn từ mô thức của chuỗi giá trị toàn cầu, không thuần túy phụ thuộc vào giá trị tiền tệ (ví dụ quan hệ thương mại Đức - Hoa Kỳ, Nhật - Hoa Kỳ, Mexico - Hoa Kỳ, v.v…).
TS Thành cũng cho rằng, Việt Nam có nhu cầu tích lũy dự trữ ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh toán bền vững, đồng thời ổn định giá tỷ giá nhằm củng cố quá trình hội nhập. “Việc Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam tích trữ quá mức ngoại tệ là lý do của việc thao túng tiền tệ là không xác đáng”- ông Thành nói.
Ông Thành phân tích, quanh vụ việc “thao túng tiền tệ này”, rà soát dư cán cân vãng lai (tổng thể) có thể là một vấn đề để thảo luận thêm trong đó có lưu ý khuynh hướng dài hạn. Việt Nam đã và đang tích cực cân đối thương mại với Mỹ thông qua việc mua hàng tư bản như máy bay và năng lượng (khí hóa lỏng) trên quy mô lớn.
“Việc điều tra cần có sự đề xuất từ phía doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong khi hàng xuất khẩu của Việt Nam là nguyên liệu và mức độ cạnh tranh không cao trên thị trường tiêu dùng’- ông Thành lưu ý.
“Thực tế chúng ta không có nhu cầu nhập khẩu nhiều từ Hoa Kỳ, mà chúng ta nhập nhiều từ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, vì các nước này gần hơn, giá cả phù hợp hơn… Nhưng nếu chúng ta có những cải thiện như trên, tôi nghĩ rằng sẽ giúp tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ một cách ổn định, từ đó cân đối cán cân thương mại” – TS Thành khuyến nghị.
Cùng đó việc vận dụng tối đa các giải pháp ngoại giao là điều mà Việt Nam cần làm vào lúc này theo khuyến nghị của vị chuyên gia này.
Cũng tại Diễn đàn này, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cho rằng, xét trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, sẽ là điều đáng ngạc nhiên nếu Hoa Kỳ áp dụng các chế tài với Việt Nam.
“Về lợi ích chiến lược thì Hoa Kỳ không có lợi ích nào nếu “gây khó” cho Việt Nam . Vì hiện nay đối thủ thương mại chiến lược của Hoa Kỳ không phải là chúng ta”- ông Doanh lưu ý.