Vẫn còn khó khăn
Theáogỡkhókhănđểnângcaohiệuquảchốngbuônlậkết quả cúp châu âuo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, việc khai thác, kết xuất dữ liệu phục vụ công tác chống buôn lậu gặp nhiều khó khăn, do không thể kết xuất dữ liệu theo tuyến (nước xuất khẩu), mã hàng hóa; Có thông tin một số container không thể tìm được container đó thuộc tờ khai nào; Không có công cụ cảnh báo khi một công ty trọng điểm cụ thể mở tờ khai trên hệ thống (hiện đang dò thủ công).
Có nhiều trường hợp, hàng hóa xuất khẩu (được Hệ thống phân luồng xanh được hưởng quy chế miễn kiểm tra) nếu Hải quan phát hiện và chuyển luồng để kiểm tra thì đối tượng sẽ hủy tờ khai, không mang hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
Mặc dù công tác quản lý tiền chất đầu vào (nhập khẩu) của Hải quan chặt chẽ (NK theo giấy phép nhập khẩu của các Bộ quản lý chuyên ngành) nhưng đầu ra (sản xuất, tiêu thụ) hiện có nhiều sơ hở dễ bị đối tượng lợi dụng để mua bán, trao đổi trong nội địa và có nguy cơ tiềm ẩn về sản xuất ma tuý tổng hợp.
Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 9-4-2011 và Nghị định số 75/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về việc cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, các đại lý vận tải hàng không chưa đáp ứng nội dung phối hợp, nên cơ quan Hải quan gặp khó khăn khi triển khai các biện pháp nghiệp vụ.
Luật Hải quan; Nghị định 107/2002/NĐ-CP; Nghị định 154/2005/NĐ-CP có quy định đối với hàng hóa, hành lý của các đối tượng quá cảnh đi qua địa bàn hoạt động hải quan thì phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan. Tuy nhiên, qua biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Hải quan phát hiện trong hành lý của đối tượng người nước ngoài quá cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất có che giấu ma túy, nhưng việc đề nghị Công an cửa khẩu phối hợp kiểm tra, bắt giữ có khó khăn do đối tượng không nhập cảnh, vì vậy Công an không thể phối hợp kiểm tra bắt giữ, vì lý do việc tiếp nhận người và hồ sơ vụ việc để xử lý phải có dấu nhập cảnh của Đồn Công an cửa khẩu.
Cần bổ sung thẩm quyền khởi tố tội “trốn thuế”
Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị một số nội dung, cơ quan Hải quan thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quản lý thuế, nhưng theo pháp luật hình sự hiện hành thì cơ quan Hải quan không có thẩm quyền khởi tố hình sự đối với tội danh “trốn thuế” (Điều 161 Bộ luật Hình sự). Đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung thẩm quyền này, nhằm tăng sức răn đe và có biện pháp điều tra xử lý kịp thời.
Trong lĩnh vực chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần có hướng dẫn cụ thể các yếu tố cấu thành tội phạm, đến mức độ nào thì xử lý hình sự (Điều 156,157,158,171 Bộ luật Hình sự).
Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan như: phương pháp, trình tự thực hiện biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến.
Trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ kiểm tra, phát hiện ma tuý như: máy soi phát hiện ma tuý trong hành lý, cất giấu trong người; máy ngửi ma tuý cầm tay; hệ thống camera quan sát... để tương xứng với hiện đại hóa công tác hải quan thông quan tự động VNACCS/VCIS. Đồng thời, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu về ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tội phạm về ma tuý.
Cục Điều tra chống buôn lậu cần tăng cường mở lớp hoặc liên kết với các trường của lực lượng Công an tại TP. HCM để đào tạo nghiệp vụ điều tra, sưu tra cho lực lượng kiểm soát Cục Hải quan TP.HCM nhằm nâng cao kiến thức và mang tính kế thừa do nhu cầu điều động, luân chuyển.