Theữabộtsữatươinhậpnhèmhaichữtiệttrùbang xep hang laliga 2023o tin tức trên báo Tiền Phong, liên quan đến việc nhập nhèm khái niệm sữa bột, sữa tươi khi khái niệm “sữa tiệt trùng” để chỉ các loại sữa dạng lỏng có nguyên liệu chính là sữa bột, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với sữa tươi, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (ATTP) trả lời thay Thứ trưởng Long. Theo đó, công văn trả lời.
Theo khảo sát của phóng viên Nông thôn Ngày nay, hầu hết người tiêu dùng hiện đều nghĩ rằng, cứ sữa nước có nghĩa đó là sữa tươi mà ít người để ý là trên bao bì sản phẩm hiện tồn tại hai loại sữa là “Sữa tươi tiệt trùng” và “Sữa tiệt trùng”. Trên thực tế, sự khác nhau ở đây chính là nằm ở chữ “tươi” - có nghĩa đó là nguồn sữa được vắt ra từ chính con bò sữa, rồi qua quá trình chế biến tiệt trùng để thành sản phẩm sữa; còn loại sản phẩm chỉ ghi là “sữa tiệt trùng”, thực chất thành phần chính là sữa bột pha lại để thành sữa dạng lỏng. Đây chính là điểm mà một số hãng sữa mập mờ, khiến nhiều người tiêu dùng bị lẫn lộn, thậm chí không phân biệt được khi mua sản phẩm.
Sữa bột, sữa tươi ở dạng lỏng đều ghi khái niệm chung là sữa tiệt trùng ở Việt Nam
Trong công văn trả lời của bà Trần Việt Nga chỉ rõ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sản phẩm sữa dạng lỏng đã giúp các nhà quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng phân biệt cụ thể, rõ ràng hai loại sản phẩm “sữa tươi tiệt trùng/thanh trùng” và “sữa tiệt trùng”. Tuy nhiên, trong công văn này, Cục ATTP cũng thừa nhận: Trong Tiêu chuẩn chung về việc sử dụng các thuật ngữ về sữa (Codex stan 206-1999), Ủy ban Codex dùng khái niệm về “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại” để chỉ khái niệm “sữa tiệt trùng”.
Trong khi đó, thông tư 30 ngày 2.6.2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng của Bộ Y tế (QCVN 5-1:2010/BYT) lại “bỏ” đi các từ ngữ quan trọng để phân biệt với sữa tươi thật là “hoàn nguyên” và “pha lại”. Cụ thể, tại mục 1.3.5, chỉ nêu một khái niệm chung chung là “sữa tiệt trùng”.
Theo ông Tống Xuân Chinh- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), chính từ quy định là “sữa tiệt trùng” chung chung đã dẫn tới tình trạng “lập lờ” của các doanh nghiệp khi ghi tên trên bao bì, sản phẩm của mình. Thay vì gọi sữa dạng lỏng làm từ sữa bột là hoàn nguyên, họ chỉ ghi chung chung “sữa tiệt trùng” Theo ông Sơn, đáng lẽ trên bao bì, cần phải yêu cầu doanh nghiệp ghi rõ, thậm chí tên sữa lên to nhất với các chữ như “tươi”, “hoàn nguyên”, “pha lại”.
Cục ATTP cho biết đã gửi công văn tới Hiệp hội Sữa, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa và các cơ quan hữu quan để lấy ý kiến soát xét, sửa đổi đối với quy chuẩn sữa dạng lỏng. Cục này cũng đăng công khai thông tin để lấy ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp. Việc lấy ý kiến kết thúc vào ngày 15/6/2015.
Phương Khanh(T/h)
Lật tẩy công nghệ làm sữa bột giả, kém chất lượng