【trục tiêp bong đá】Hậu Giang vững tiến
Bài 3: Đường hướng phát triển nhiệm kỳ mới
Trên cơ sở mục tiêu,ậuGiangvữngtiếtrục tiêp bong đá định hướng phát triển cho nhiệm kỳ mới, nhiều ý kiến cho rằng Hậu Giang cần định vị sự tương quan với các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đồng thời nhận diện lại tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Hậu Giang sẽ thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, phát triển đô thị thông minh kinh tế số...
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững; khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá.
Để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát trên, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đề ra 5 nhiệm vụ, 18 chỉ tiêu chủ yếu và 3 nhiệm vụ đột phá làm cơ sở triển khai, thực hiện, giúp Hậu Giang tiếp tục vươn tầm cao mới. Trong đó, nhấn mạnh các nhiệm vụ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông thủy bộ quan trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương trong khu vực.
Tập trung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương, đặc biệt là hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so các địa phương khác, dễ tiếp cận, chi phí thấp. Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số…
Phải dựa vào tiềm năng, lợi thế để phát triển
Dự báo 5 năm tới, tình hình chung của tỉnh vẫn là thuận lợi và khó khăn đan xen. Kế thừa và phát huy kết quả đạt được của những nhiệm kỳ trước; nhất là Hậu Giang có khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động; tài nguyên đất đai dồi dào, chi phí đầu tư thấp hơn mặt bằng chung của khu vực; nằm vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu… Do đó, nếu phát huy đúng mức thì tất cả lợi thế này sẽ tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển bền vững hơn.
Nhấn mạnh Hậu Giang có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, có tiềm năng về đất đai dồi dào, chi phí đầu tư thấp hơn mặt bằng chung của khu vực và so thành phố Cần Thơ nên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Hậu Giang nên có giải pháp tận dụng, phát huy lợi thế của mình, phát triển nhanh và bền vững, trong đó quan tâm đến vấn đề liên kết vùng, nhất là trong thu hút đầu tư.
Còn theo ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Hậu Giang muốn phát triển bền vững cần dựa vào tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của địa phương. Vì vậy, phải có quy hoạch tốt và phát huy lợi thế nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, tiếp giáp Cần Thơ nên gần với sân bay, bến cảng lớn của vùng. Từ đó sẽ giúp Hậu Giang dễ dàng kết nối, hợp tác phát triển với các tỉnh xung quanh.
Hậu Giang cũng cần tập trung phát triển mạnh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt là nên nghiên cứu quy hoạch theo hướng phát triển công nghiệp năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời mà một số địa phương trong vùng đang thực hiện hiệu quả. Chú trọng phát triển đô thị dựa trên nền tảng phát triển công nghiệp - dịch vụ nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút người dân đến công tác, sinh sống.
Qua đó sẽ thúc đẩy lĩnh vực bất động sản tăng trưởng mạnh hơn. “Khi bất động sản phát triển sẽ góp phần giúp cho đô thị phát triển theo. Hiện Hậu Giang đã có 3 đô thị lớn là thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. Vậy nên thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục đầu tư, nâng chất 3 trung tâm đô thị hiện có này nhằm tạo động lực và các cực phát triển lan rộng trên địa bàn”, ông Phạm Minh Chính phân tích.
Bên cạnh đề xuất Hậu Giang cần đánh giá thêm khả năng cạnh tranh của địa phương với các tỉnh, thành lân cận, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng tỉnh đề ra 3 khâu đột phá là phù hợp, trong đó khâu đột phá về hạ tầng nên gắn với vấn đề quy hoạch, liên kết vùng. Tương tự, vấn đề phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu cũng thực hiện theo hướng liên kết vùng, tiểu vùng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.
Bởi theo ông Vương Đình Huệ, Hậu Giang có nhiều đập thời vụ giúp ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng. Để phát huy hiệu quả tốt hơn, tỉnh tiếp tục cải tiến bằng cách thiết kế lại cho xuồng, ghe di chuyển dễ dàng và có thể tái sử dụng khi cần. Đây được xem là giải pháp quan trọng giúp cho địa phương ít bị ảnh hưởng do hạn mặn gây ra hàng năm. Cụ thể là vào mùa khô năm 2016, trong khi nhiều địa phương khác bị thiệt hại nặng nề thì Hậu Giang bị rất ít.
Nâng cao giá trị nông nghiệp, dịch vụ du lịch
Nhiệm kỳ 2015-2020, cơ cấu kinh tế ở Hậu Giang tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Bởi mức tăng trưởng kinh tế đạt tương đối cao, song thu nhập bình quân đầu người không đạt so chỉ tiêu đề ra, một phần là do lao động nông nghiệp vẫn còn nhiều. Vì thế, ông Huỳnh Phong Tranh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, đề xuất Hậu Giang cần chuyển dịch lao động khu vực I (nông nghiệp) theo hướng đào tạo.
Cụ thể, tỉnh nên đảm bảo lực lượng lao động có trình độ trong nông nghiệp ở mức nhất định, phù hợp với thực tế của địa phương, vừa giúp nâng cao thu nhập, vừa chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý. Đối với giải pháp khoa học công nghệ, ông Huỳnh Phong Tranh khẳng định điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khi mà từ công cụ cho đến khâu quản lý, sản xuất và đời sống hiện đều ứng dụng khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến là trụ cột tăng trưởng của tỉnh nhưng chưa tạo sự đột phá mạnh mẽ và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả rõ nét. Trong khi du lịch có cố gắng nhưng còn yếu. Trong khi Hậu Giang vẫn là tỉnh nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là nền tảng để cải thiện, nâng cao thu nhập cho dân.
Vậy nên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý 5 năm tới, về cơ bản tỉnh phải định hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp lớn, phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến các loại nông sản thế mạnh của tỉnh.
Cần nghiên cứu xây dựng chương trình thương hiệu hàng nông sản chủ lực và có giải pháp cải thiện khâu xúc tiến thương mại để biến sản phẩm chủ lực trở thành hàng hóa giá trị gia tăng và phải thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như tìm kiếm thị trường xuất khẩu đang có lợi thế về xuất khẩu. Hiện hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh đứng thứ 6 trong số 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long nên cần tiếp tục khai thác tốt lợi thế này.
Cố gắng phát triển ngành, nghề công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp cũng như công nghiệp - dịch vụ cùng các làng nghề công nghiệp - dịch vụ vừa và nhỏ ở các khu đô thị, vùng nông thôn. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa địa phương và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với chuỗi giá trị sản phẩm du lịch ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Chú trọng các vấn đề phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và chất lượng quy hoạch đô thị nhằm tận dụng tốt cơ hội đón đầu các làn sóng đầu tư mới.
Từ việc nhận định, phân tích tiềm năng, lợi thế cùng một số lưu ý, đánh giá, đề xuất trên, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng đã khái quát lên nhiều giải pháp mang tính chiến lược, sát hợp với tình hình thực tế địa phương. Kỳ vọng đây sẽ là “chìa khóa” giúp Hậu Giang mở hướng phát triển trong những năm tiếp theo, góp phần triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Quan tâm thực hiện tốt hơn nhiều vấn đề trọng tâm khác Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng yêu cầu Hậu Giang phải bám sát các nghị quyết và kết luận của Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; chú ý đào tạo nghề, chuyển đổi nghề để chuyển dịch lao động trong nông nghiệp, lao động nông thôn. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn. Thường xuyên củng cố vững chắc quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phải nắm chắc tình hình và tuyệt đối không để bị động bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào; chỉ đạo giải quyết thấu đáo, kịp thời tâm tư nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của dân, người lao động. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh; giải quyết triệt để tình hình phức tạp liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng… Đối với công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh cần bám sát hơn nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cấp và làm tốt cũng như nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật và thi hành kỷ luật Đảng. |
Bài, ảnh: NGUYỄN NGUYỄN
相关推荐
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- Dự báo giá cà phê ngày mai (3/10/2024): Xu hướng giảm có xảy ra?
- TEDI dự kiến chào bán 20,8% vốn điều lệ
- Giá lúa gạo hôm nay 30/9: Giá gạo giảm 100
- 5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- Ẩn ý đằng sau quyết định thay Bộ trưởng Quốc phòng Nga của ông Putin
- Kendi – bình gốm cổ Chămpa độc đáo
- Mỹ báo động vấn nạn tham nhũng ngân sách quốc phòng và viện trợ ở Ukraine