88Point88Point

【tỉ số trận đấu inter milan】Đợt cao điểm phòng chống dịch Covid

dot cao diem phong chong dich covid 19 hai quan cang minh thong quan va phong chong dichHà Giang: Trung Quốc siết kiểm soát lái xe chuyên chở hàng
dot cao diem phong chong dich covid 19 hai quan cang minh thong quan va phong chong dichHải quan đảm bảo vận hành thống suốt hệ thống công nghệ thông tin
dot cao diem phong chong dich covid 19 hai quan cang minh thong quan va phong chong dichĐảm bảo thông quan hàng hóa trong thời gian "cách ly toàn quốc"
dot cao diem phong chong dich covid 19 hai quan cang minh thong quan va phong chong dichHải quan chủ động chống dịch và tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa
dot cao diem phong chong dich covid 19 hai quan cang minh thong quan va phong chong dich
CBCC Hải quan Gia Thụy thực hiện nghiêm các biện pháp phòng,Đợtcaođiểmphòngchốngdịtỉ số trận đấu inter milan chống dịch.

Có thể thấy, thời gian qua, toàn ngành Hải quan đã bám sát tình hình diễn biến dịch Covid-19, chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, ngay sau Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai song song hai nhiệm vụ: Vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch và vừa đảm bảo công tác quản lý hải quan.

Nhanh chóng triển khai chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, tại các đơn vị hải quan địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt từ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, tới việc chủ động bố trí CBCC giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp thông suốt.

Tại Hải Phòng:Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong phòng, chống dịch Covid-19; chủ động có phương án, giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các nhiệm vụ được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND TP Hải Phòng giao.

Đặc biệt, Cục chủ động triển khai nhiều giải pháp để kịp thời động viên, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục; nhanh chóng nắm bắt, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là của doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhậu khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị; tăng cường giải quyết công việc qua mạng, điện thoại nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp…

Mặt khác, Cục tăng cường triển khai, giải quyết thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến; có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Nhờ đó, việc thông quan hàng hóa trên địa bàn thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đặc biệt là các lô hàng nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Quý I vừa qua, Cục Hải quan Hải Phòng đã giải quyết thủ tục cho gần 16.000 doanh nghiệp. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng trong quý I đạt hơn 14,7 tỷ USD, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 15,12% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 7,7 tỷ USD USD, giảm 3,71%.

Tại Hà Nội: Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Trần Quốc Định cho biết, các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có bố trí CBCC sử dụng CNTT làm việc tại nhà và bố trí số lượng tối thiểu CBCC luân phiên làm việc tại trụ sở để giải quyết công việc, đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và không gây ách tắc trong thực hiện công việc.

Phòng CNTT có trách nhiệm bố trí CBC đảm bảo hệ thống nghiệp vụ hải quan và hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý văn bản nội bộ qua Internet.

Đặc biệt, Phó Cục trưởng Trần Quốc Định cho biết, bên cạnh việc đảm bảo giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa theo đúng quy định, các biện pháp phòng chống dịch được lãnh đạo đơn vị quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban, chi cục thực hiện. Trong đó giao trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, quán triệt CBCC thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, của ngành, của Cục về việc phòng, chống dịch Covid-19; chịu trách nhiệm về việc CBCC lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở. Tình hình hoạt động tại các đơn vị phải được báo cáo về Cục hàng tuần.

Qua trao đổi với một số chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan Hà Nội, thời gian qua, các đơn vị đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, tránh dịch từ việc phổ biến, quán triệt các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và các văn bản liên quan tới toàn thể CBCC và người lao động tại đơn vị. Đặc biệt sau khi, sau Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3 và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan cùng ngày, Cục Hải quan Hà Nội đã siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm chủ trương giãn cách xã hội, đồng thời vẫn bố trí CBCC nỗ lực để bảm bảo thông quan hàng hóa XNK cho doanh nghiệp.

Nhờ các giải pháp nỗ lực thông quan hàng hóa, quý I tổng kim ngạch XNK tại Cục Hải quan Hà Nội đạt 6,3 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2019, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3,12 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2019; kim ngạch nhập khẩu đạt 3,17 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ 2019.

Tại TP Hồ Chí Minh: Tại trụ sở Cục Hải quan TPHCM và các điểm thông quan hàng hoá, thiết lập chốt kiểm tra, đo thân nhiệt hành khách ra, vào tại trước trụ sở, khu vực làm thủ tục hải quan và thực hiện sát khuẩn... đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Cùng với đó, Cục Hải quan TPHCM tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp duy trì công tác tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh kinh tế.

Theo đó, Cục trưởng Hải quan TPHCM yêu cầu các chi cục hải quan cửa khẩu sắp xếp, bố trí lực lượng sẵn sàng làm việc để giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hoá ứng với từng kịch bản dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh đó, thực hiện thống kê, rà soát các DN có kim ngạch, số nộp thuế lớn, chấp hành tốt pháp luật, để thường xuyên liên hệ qua điện thoại, email, phần mềm nhắn tin trực tuyến… để nắm bắt tình hình hỗ trợ DN; Yêu cầu DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử, khuyến khích sử dụng đại lý làm thủ tục hải quan;

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Kế hoạch, đề án tạo thuận lợi đã ban hành nhằm hỗ trợ tối đa cho cộng đồng DN trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đồng thời xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh XNK khi dịch bệnh được khống chế, bảo đảm hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường;

Chủ động phân công CBCC kiểm tra và giải quyết thủ tục hải quan ngay khi DN gửi thông tin trên hệ thống của Tổng cục Hải quan, không chờ DN đến xuất trình hồ sơ mới phân công kiểm tra, làm thủ tục.

Trong khi làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, CBCC phải hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Trừ trường hợp phải xuất trình hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hoá, CBCC không được yêu cầu doanh nghiệp đến trụ sở để trao đổi, nộp các chứng từ không có trong quy định.

Các yêu cầu về bổ sung hồ sơ, tài liệu chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết và phải thông báo trên hệ thống theo quy định. Thông báo phản hồi cần có thông tin về CBCC đang thụ lý để doanh nghiệp tiện liên lạc, trao đổi qua điện thoại, email, phần mềm nhắn tin trực tuyến.

Tại Quảng Ninh: Hải quan Quảng Ninh đang thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, đối với các chi cục hải quan cửa khẩu, Hải quan Quảng Ninh yêu cầu trưởng các đơn vị căn cứ vào thực tế công việc tại đơn vị chủ động bố trí quân số luân phiên làm việc trực tiếp tại trụ sở đơn vị và làm việc trực tuyến.

Đối với các bộ phận kiểm tra, giám sát tại chi cục hải quan không bố trí cắt giảm được quân số làm việc trực tiếp thì vẫn phải chia tách nhóm làm việc, giãn khoảng cách, hạn chế tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp; đối với các trường hợp công chức, người lao động nhà xa (ở tập thể đơn vị) khi không phải làm việc trực tiếp tại trụ sở thì cũng không được rời khỏi đơn vị.

Ngoài ra, các đơn vị chủ động phân công, tổ chức nguồn lực thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và đạt mục tiêu giảm tiếp xúc trực tiếp, hạn chế tập trung đông người tại một địa điểm, đảm bảo quân số, lực lượng vừa chống dịch thành công vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Tại Lạng Sơn: Diễn biến tình hình hoạt động thông quan hàng hóa giữa cơ quan quản lý nhà nước hai bên được cập nhật liên tục. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, phía Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thông báo giãn thời gian làm việc tại cặp chợ biên giới tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn.

Phía Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường thông báo sẽ giãn thời gian làm việc tại các cặp chợ biên giới, cửa khẩu phụ để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Theo đó, kể từ ngày 7/4, phía Trung Quốc sẽ bố trí thời gian làm việc 5 giờ/ngày, thứ 7, chủ nhật, ngày lễ theo luật định. Cụ thể, Trung Quốc sẽ áp dụng thời gian thông quan buổi sáng từ 9 -12 giờ, buổi chiều từ 13 -15 giờ hàng ngày.

Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng sẽ không làm thủ tục nhập cảnh đối với người có quốc tịch nước thứ 3 đi qua đường bộ giữa Trung Quốc- Việt Nam. Cũng theo thông báo của Bộ Chỉ huy tổ lãnh đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 TP Bằng Tường thì hàng hoá cư dân biên giới chỉ được đi qua lối mở Pò Chài, Lũng Vài, các cặp chợ khác tạm dừng. Xe chở hàng từ Việt Nam không được trực tiếp vào xưởng gia công Trung Quốc mà phải hạ hàng tại bãi hoa quả sau đó các xưởng gia công dùng xe chở hàng vào xưởng.

Được biết, phía Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường mới thông báo áp dụng đối với các cặp chợ biên giới còn chưa có thông báo áp dụng chính sách này đối với cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế.

Mặc dù vậy, kể từ ngày 3/4 đến nay, tại cửa khẩu Chi Ma, phía Trung Quốc dừng mọi hoạt động thông quan (phía Trung Quốc không có thông báo), việc này đã khiến cho hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma đình trệ đột ngột. Theo đó, hiện tại ở khu vực cửa khẩu Chi Ma còn tồn khoảng gần 300 xe hàng.

Theo thoả thuận giữa 2 phía Lạng Sơn và Ban Quản lý cửa khẩu Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) thì tại cặp cửa khẩu song phương Ái Điểm – Chi Ma, phía Trung Quốc sẽ áp dụng thời gian làm việc từ 7 giờ đến 14 giờ chiều (giờ Hà Nội). Nhưng theo một số DN cho biết, Trung Quốc đang áp dụng thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 14 giờ chiều hàng ngày.

Để tạo điều kiện cho hoạt động thông quan hàng hoá, đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin, đơn vị đã chủ động thông báo đến các DN nắm được để có kế hoạch đưa hàng về cửa khẩu. Đồng thời, Hải quan Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị hải quan cửa khẩu vẫn bố trí cán bộ công chức trực hỗ trợ, tiếp nhận, làm thủ tục và thông quan cho hàng hoá của DN.

Riêng trong ngày hôm nay, ngày 6/4, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) vẫn bố trí cán bộ công chức làm thủ tục, thông quan hàng hoá cho DN bình thường.

Tại Lào Cai: Sau khi Việt Nam công bố dịch Covid-19, phía Trung Quốc chỉ tiếp nhận xe hàng do tài xế người Lào Cai chuyên chở. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) cho biết: Khi Việt Nam công bố dịch Covid-19 (theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020), phía Trung Quốc chỉ tiếp nhận các xe hàng do tài xế người Lào Cai chuyên chở. Do đó, xe hàng các tỉnh chuyển lên địa phương này phải thuê tài xế người Lào Cai.

“Hiện nay bình quân thông quan được khoảng 200 xe/ngày, trong khi trước đây khoảng 300 đến 400 xe/ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu vấn là nông sản”- lãnh đạo Chi cục cho biết thêm.

Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đến nay, Hải quan Lào Cai duy trì lực lượng làm việc đủ 7 ngày trong tuần cả thứ Bảy, Chủ nhật (tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Lào Cai) để thông quan hàng hóa.

赞(12524)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỉ số trận đấu inter milan】Đợt cao điểm phòng chống dịch Covid