【tỷ số real betis】Hỗ trợ Doanh Nghiệp sử dụng lao động nữ: Ngặt nghèo chính sách

  发布时间:2025-01-10 00:27:51   作者:玩站小弟   我要评论
Chưa có nhiều chính sách hỗ trợ DN sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: S.T. Chính sách nhiều nhưng thi tỷ số real betis。

ho tro doanh nghiep su dung lao dong nu ngat ngheo chinh sach

Chưa có nhiều chính sách hỗ trợ DN sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: S.T.

Chính sách nhiều nhưng thiếu người biết

Ở Việt Nam,ỗtrợDoanhNghiệpsửdụnglaođộngnữNgặtnghèochínhsátỷ số real betis Đảng và Nhà nước đã ghi nhận, khuyến khích vai trò của phụ nữ thông qua các chính sách hỗ trợ DN do phụ nữ làm chủ và DN sử dụng nhiều lao động nữ. Luật Bình đẳng giới (số 73/2006/QH11) được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2006 đã yêu cầu lồng ghép các nội dung bình đẳng giới vào các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ luật Lao động năm 1994 với các lần sửa đổi năm 2002, 2006, 2007, cùng các văn bản dưới luật, các luật liên quan cũng đã đưa ra những ưu đãi, khuyến khích cho DN sử dụng nhiều lao động nữ. Đồng thời, Nghị định 56/2009/NĐ-CP cũng quy định ưu tiên trợ giúp các chương trình của DN do phụ nữ làm chủ. Ngoài ra, quyền lợi cho DN cũng được được quy định cụ thể tại Luật Việc làm, Luật Đấu thầu…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiệu quả của các quy định pháp luật này trên thực tế hiện vẫn đang là một vấn đề cần đánh giá. Theo TS. Lê Quang Cảnh, chuyên gia tư vấn của MBI (Tổ chức Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực tư nhân Vùng Mekong), hiện các nghị định về hỗ trợ DN sử dụng nhiều lao động nữ và DN do nữ làm chủ mới chỉ dừng lại ở những quy định chung chung. “Chính vì vậy, phần lớn DN không biết có quy định về hỗ trợ DN do nữ làm chủ và nếu có thì cũng không biết được hỗ trợ như thế nào và làm thế nào để được hưởng hỗ trợ”, TS. Lê Quang Cảnh cho biết.

Bên cạnh việc nhiều DN chưa biết tới các quy định thì việc thực thi chính sách với các DN đã biết cũng đang gặp nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Hà Nội cho biết, nhiều DN phản ánh chưa được hỗ trợ vì chưa có hướng dẫn, thủ tục phức tạp, phải đi xin mất rất nhiều thời gian công sức. “Pháp luật có nhiều chính sách ưu đãi dành cho DN có nhiều lao động nữ như giảm thuế Thu nhập DN, không tính thuế khi chi các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ… Tuy nhiên, để được hưởng những những ưu đãi này, DN phải làm rất nhiều giấy tờ xác nhận và thời gian thực hiện rất lâu, trong khi đó, số tiền được giảm thuế không bù đắp được các chi phí khi áp dụng các ưu đãi dành cho lao động nữ”.

Nhận định về những khó khăn trong việc áp dụng các chính sách hỗ trợ DN do nữ làm chủ và DN sử dụng nhiều lao động nữ, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia tư vấn về giới và tiêu chuẩn lao động cho rằng: "Các quy trình thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế đối với DN khá phức tạp. Vì vậy, các DN thường ngại hoặc không muốn tiếp cận với các chính sách ưu đãi này."

Một vấn đề nữa khiến nhiều DN băn khoăn, trong khi chính sách hỗ trợ và bảo vệ người sử dụng lao động nữ còn bất cập thì các chính sách hiện hành bảo vệ lao động nữ lại khá nhiều. Điều này đang tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho các DN có nhiều lao động nữ và không hề khuyến khích được DN sử dụng lao động nữ. Đơn cử, chính sách bắt buộc về điều kiện, môi trường lao động nữ, thời gian nghỉ kỳ kinh nguyệt, chi phí nghỉ 1 giờ/ngày cho phụ nữ có con dưới 12 tháng… “Đơn vị của tôi 100% là nữ, có những lúc cao điểm có đến 20 chị em đang trong thời gian bầu bí, nghỉ thai sản và con nhỏ. Như vậy gây ra thiếu hụt lao động đáng kể mà tuyển mới thì chúng tôi không làm được bởi khi lao động nữ đi làm lại thì không biết sắp xếp nhân sự kiểu gì”, bà Phạm Thị Thu Hà (Giám đốc Chi nhánh 8-3 Hà Nội, Ngân hàng Sacombank) chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng cũng cho biết thêm: "Nhà nước đã tạo điều kiện cho các DN sử dụng nhiều lao động nữ bằng cách giảm thuế dựa trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý mà DN dành cho các lao động nữ của họ. Nhưng trên thực tế Nhà nước không hỗ trợ cho các DN này mà chỉ hỗ trợ cho lao động nữ thông qua thuế”.

Cần những chính sách thiết thực

Việc thực thi chính sách dành cho DN sử dụng nhiều lao động nữ và DN do nữ làm chủ còn là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hiện khi DN tham gia vào thị trường hội nhập với đối tác trên thị trường quốc tế chứ không phải đơn giản là chỉ thực hiện chích sách mà pháp luật Việt Nam quy định về lao động nữ. TS. Lê Quang Cảnh kiến nghị, cần quy định DN sử dụng nhiều lao động nữ và DN do phụ nữ làm chủ là đối tượng được hưởng hỗ trợ của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó cần có các chính sách hỗ trợ về việc cung cấp thông tin chính sách, thị trường, nguồn lực, bồi dưỡng doanh nhân nữ... Và quan trọng nhất, khi đã có Luật thì cần phải có văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể đi kèm để những chính sách này thật sự đến với DN.

Theo bà Lê Thị Thảo, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Thanh Hóa, một DN sử dụng nhiều lao động nữ sẽ có những cản trở nhất định về mặt nguồn lực. Bởi vậy bà kiến nghị đối với những DN như vậy, trước hết phải có ưu đãi về nguồn vốn. “Phía ngân hàng cần thông thoáng hơn với DN trong việc phê duyệt cho vay và giãn thời gian trả nợ. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần xem xét giảm thuế cho DN do những hạn chế về năng suất lao động mà DN sử dụng nhiều lao động nữ gặp phải”.

Bà Lê Thị Thảo cũng nhận định, hiện trình độ của các nữ doanh nhân còn kém so với nam giới, chính vì vậy, cần thiết phải có chính sách đào tạo cho nữ doanh nhân, mà đặc biệt là các nữ doanh nhân miền núi và nông thôn.

Ở góc độ khác, bà Lê Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Gia Bảo chia sẻ, việc tiếp cận với các thông tin chính sách của hỗ trợ của Nhà nước đối với nữ doanh nhân rất hạn chế. Chính vì vậy, bà Lê Thị Hồng kiến nghị, Nhà nước cần hỗ trợ nữ doanh nhân vấn đề này và quy định hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh làm cơ quan đầu mối giúp doanh nhân nữ tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin.

相关文章

最新评论