【trực tiếp bóng đá c1 hôm nay】Thủ tướng quyết định thành lập Quỹ vắc
Theo đó, quyết định thành lập Quỹ vắc - xin phòng Covid-19 Việt Nam để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc - xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc - xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc - xin phòng Covid-19 cho người dân.
Quỹ do Bộ Tài chính quản lý. Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ, công khai, minh bạch.
Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính, hiện vật của quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động mua, nhập khẩu vắc - xin, nghiên cứu, sản xuất vắc - xin trong nước và sử dụng vắc - xin phòng Covid-19.
Tổ chức bộ máy và nguyên tắc hoạt động của Quỹ cũng được quy định rõ trong quyết định này. Theo đó, bộ máy quản lý quỹ sử dụng cán bộ, công chức của Bộ Tài chính, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý quỹ do ngân sách nhà nước chi trả, không sử dụng nguồn thu của quỹ.
Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Quỹ chịu sử kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng.
Quỹ này được sử dụng vốn nhàn rỗi của quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.
Nhiệm vụ của quỹ theo quyết định này là: Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyên bằng tiền, vắc - xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc - xin phòng Covid-19.
Quỹ vắc - xin phòng Covid-19 sẽ thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, công khai tài chính theo quy định của Luật Kế toán và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quỹ có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thu, chi, quyết toán tài chính quỹ để tổng hợp chung nguồn lực báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong các báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước; thực hiện công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại (nếu có).
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vắc - xin, nghiên cứu, sản xuất vắc - xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc - xin, nghiên cứu, sản xuất vắc - xin trong nước và sử dụng vắc - xin phòng covid-19 theo quy định.
Quỹ này sẽ tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vắc - xin phòng dịch Covid-19 cho gười dân; số dư quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực mua vắc - xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phát huy trách nhiệm trong vận động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho quỹ và thực hiện giám sát để đảm bảo quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích, công khai, minh bạch và hiệu quả.
Đề xuất của Bộ Tài chính từ khi dự thảo đã nhận được sự ủng hộ của dư luận. Theo các chuyên gia kinh tế, nhu cầu vắc - xin hằng năm tăng cao khi dịch kéo dài, kinh phí sẽ mua vắc - xin lớn. Nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.
Trước nhu cầu cấp thiết để phòng dịch, trong bối cảnh khó khăn, nếu thực hiện xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc-xin, sẽ san sẻ bớt gánh nặng cho ngân sách và mọi người dân cũng sớm được tiêm ngừa, góp phần chặn đứng dịch bệnh.
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mua 150 triệu liều vắc - xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó: kinh phí mua vắc - xin khoảng 21 nghìn tỷ đồng; kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/7: Gửi tiền tỷ lãi suất bao nhiêu?
- ·Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp thẩm thấu chính sách giảm, giãn các loại thuế, phí
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Giá vàng hôm nay 22/6: Vàng hồi phục sau khi rơi thẳng đứng
- ·Cục Thuế TP. Đà Nẵng rà soát, đôn đốc kê khai, nộp thuế kinh doanh thương mại điện tử
- ·Nhận lương 10 triệu, 'đại gia phố núi’ Như Loan cho doanh nghiệp vay 88 tỷ
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Chubb Life chi trả hơn 2,3 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng ở Nam Định
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Hải quan Hải Phòng tiếp tục thúc đẩy nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh
- ·Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ
- ·Đầu năm, sản lượng càphê xuất khẩu giảm mạnh
- ·Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- ·Bộ Công Thương trao 1,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Yên Bái
- ·Lãi suất ngày 29/6: Còn ngân hàng nào trả lãi tiết kiệm trên 8%?
- ·Xuất khẩu rau quả: Chuyên nghiệp hóa để nâng cao kim ngạch
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Xuất khẩu nông sản đầu năm 2011: Còn nhiều nỗi lo!