88Point88Point

【bxh hàn quốc 2】Nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào logistics

Nhiều doanh nghiệpngoại đang đổ vốn vào thị trường logistics Việt Nam. Ảnh: Thanh Tân

Start-up logistics hút vốn khủng

Start-up logistics EcoTruck vừa nhận thêm 2 triệu USD vốn đầu tưtừ STIC Ventures (Hàn Quốc). Cuối năm 2020,àđầutưngoạiđổvốnvàbxh hàn quốc 2 EcoTruck đã nhận hơn 100 tỷ đồng từ một nhóm nhà đầu tư do VNG dẫn đầu. EcoTruck đang quản lý hơn 300 đối tác nhà xe với hơn 9.000 xe đầu kéo và xe tải các loại, phục vụ hơn 500 khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu vận tải. EcoTruck đã vận hành xuyên suốt từ Bắc đến Nam và có nhiều tuyến hàng xuyên biên giới.

Chia sẻ sau khi gọi vốn thành công, ông Lê Hoàng Anh, CEO EcoTruck cho biết, với phần vốn tăng thêm, EcoTruck sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ, mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi vận hành, đầu tư vào phát triển các dịch vụ khác trong hệ sinh thái, nhằm phục vụ mục tiêu gia tăng tính hiệu quả cho ngành logistics. Một phần mở rộng quan trọng là bắt đầu xây dựng một mạng lưới các trung tâm dịch vụ và vận hành (EcoTruck Hubs).

Trước đó, một loạt thương vụ góp vốn, sáp nhập trong lĩnh vực logistics đã được công bố. Trong đó, thương vụ lớn và bất ngờ trong nửa đầu năm 2021 là Dương Minh Logistic nhận vốn 15 triệu USD từ một nhà đầu tư giấu tên. Mới đây nhất, ngày 18/5, sau khi tuyên bố sáp nhập và đặt tên là GoTo, Gojek và Tokopedia cho biết sẽ hợp tác trên 3 lĩnh vực, trong đó ưu tiên logistics và Việt Nam là một trong những thị trường lớn.

Năm 2020, 42% cổ phần của Giao hàng Tiết kiệm đã được chuyển nhượng cho Pacel (Singapore), doanh nghiệp được cho là thuộc sở hữu của Kerry Logistics (Hồng Kông). Tháng 2/2021, SF Holdings (Trung Quốc) đã mua lại 51,8% của Kerry Logistics để mở rộng thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ở bình diện Đông Nam Á, đang có một làn sóng đầu tư vào start-up logistics khi các nhà đầu tư quốc tế “đổi khẩu vị”. Từ đầu năm 2020 tới nay, đã có 43 thương vụ với 3,2 tỷ USD đổ vào các start-up logistics của khu vực này. Mới đây nhất, tháng 4/2021, J&T Express (Indonesia) huy động được 2 tỷ USD; SiCepat (Indonesia) nhận được 170 triệu USD vào tháng 3/2021. Năm 2020,  Flash Express (Thái Lan) được đầu tư 200 triệu USD; Ninja Van (Singapore) gọi vốn thành công 279 triệu USD…

Báo cáo của Google cho biết, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,2 tỷ USD năm 2018 lên hơn 62 tỷ USD năm 2019 và dự báo tiếp tục tăng lên gấp 3 lần vào năm 2025, đạt khoảng 172 tỷ USD. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp logistics tìm kiếm lợi nhuận và là đất sống cho các start-up logistics.

Điểm nóng thị trường Việt Nam

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ tăng trưởng của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt 14-16%, với quy mô 40-42 tỷ USD. Thị trường có sự tham gia của 4.000 doanh nghiệp trong nước và 25 tập đoàn nước ngoài.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Hoàng Anh, đồng sáng lập, Giám đốc vận hành Abivin, logistics là ngành rất tiềm năng, nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, tối ưu lộ trình vốn là bài toán rất khó, nhưng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến có thể giải được bài toán này. Mặt khác, nhu cầu nâng cao hiệu suất và cắt giảm chi phí logictics của các doanh nghiệp Việt đang rất cấp bách. Cùng với đó, xu hướng ứng dụng các phần mềm thông minh để giải quyết các vướng mắc trong vận hành ngày càng gia tăng.

“Logistics Việt Nam và các nước lân cận là thị trường rất tiềm năng, chưa được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để thay thế cho các công việc lặp đi, lặp lại không hiệu quả một cách thủ công. Chúng tôi mong muốn trở thành một trong những người đi đầu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này, góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành logistics”, bà Hoàng Anh chia sẻ.

Trong khi đó, ông Lê Mạnh Cường, Chủ tịch LokaLoop cho biết, Chính phủ Việt Nam đang rất ủng hộ việc áp dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng logistics. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều start-up ứng dụng công nghệ mới nhằm mang lại chuỗi logistics hiệu quả, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đó sẽ là cơ hội lớn dành cho start-up logistics Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ.

Ở góc độ cạnh tranh, các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki - vốn là khách hàng của start-up logistics, cũng đã bắt tay vào đầu tư cho mảng logistics. Các ông chủ lớn sau lưng các sàn thương mại điện tử này là Tencent, Alibabam JD.Com… đã thông qua các công ty khác mua lại cổ phần của các hãng bưu chính, chuyển phát.

Ông Richard Triều Phạm, Giám đốc tài chínhcủa Tiki cho biết, mỗi năm, Tiki đầu tư hàng chục triệu USD vào hệ thống logistics, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực và tiếp tục gia tăng đầu tư trong thời gian tới.

“Chúng tôi mong muốn có thể kết nối tất cả các đơn vị trong chuỗi cung ứng một cách xuyên suốt, nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất, với chi phí thấp nhất cho cả người dùng lẫn đơn vị kinh doanh. Với nền tảng logistics này, tất cả các đối tác của chúng tôi có thể tiếp cận hàng triệu người mua và hàng trăm ngàn nhà cung cấp”, ông Triều Phạm cho biết.

Có thể thấy, thị trường logistics hứa hẹn sự ra mắt của nhiều ứng dụng mới, cũng như sự xuất hiện của nhiều hơn các thương vụ sáp nhập, gọi vốn trong thời gian tới.

Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

- Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
赞(12)
未经允许不得转载:>88Point » 【bxh hàn quốc 2】Nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào logistics