游客发表
Theôngmởrộnghìnhthứctốcákq pháp hôm nayo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo (Điều 22) như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi.
“Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành.
Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật (Điều 25 của dự thảo Luật)”- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định giải trình.
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Kiểm toán nhà nước (Điều 16), có ý kiến đề nghị bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định này không phù hợp với nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 12 của dự thảo Luật và sẽ trùng lắp với chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan khác.
Vì vậy, trong trường hợp vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của cán bộ, công chức, viên chức, đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước sẽ do Tổng Kiểm toán nhà nước giải quyết, đối với các trường hợp khác thì Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp như đã quy định tại các điều có liên quan của dự thảo Luật là phù hợp.
Trong sáng nay, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, với tỉ lệ tán thành cao.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接