当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【bảng xep hang c1】6 tháng chiến đấu với đại dịch 正文

【bảng xep hang c1】6 tháng chiến đấu với đại dịch

2025-01-26 08:06:37 来源:88Point 作者:World Cup 点击:999次
IMF điều chỉnh hạ dự báo triển vọng kinh tế châu Á do đại dịch Covid-19
Mô hình giúp kinh tế thế giới “hồi sức” sau đại dịch Covid-19
Chuyên gia Mỹ cảnh báo về an ninh Biển Đông giữa đại dịch Covid-19
Kỳ vọng tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
5957 hq0807anh bai 800
Thế giới áp đặt biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch Covid-19

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của trường Y học nhiệt đới và dịch tễ học London (Anh) Martin Hibberd nhận định thế giới hầu như không chuẩn bị gì cho sự xuất hiện của Covid-19. Chủng virus này chỉ được chú ý khi Trung Quốc ngày 10/1/2020 thông báo ca đầu tiên tử vong. Ngày 13/1, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc xác nhận có bệnh nhân mắc bệnh. Chỉ 10 ngày sau, Vũ Hán trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa chưa từng có tiền lệ khi số bệnh nhân tại Trung Quốc đại lục tăng lên 444 người. Khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11/3 công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, kêu gọi tất cả các nước cần có hành động khẩn cấp và quyết liệt để kiểm soát tình hình và khống chế sự lây lan, thế giới đã ghi nhận hơn 118.000 ca nhiễm và khoảng 4.500 ca tử vong tại ít nhất 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi đại dịch Covid-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Qua 6 tháng đầu năm, dịch đã xuất hiện tại 216 quốc gia và vùng lãnh thổ, không kể giàu hay nghèo. Virus được tìm thấy trong cơ thể của tổng cộng hơn 11,5 triệu người, ở mọi địa vị xã hội, độ tuổi hay thu nhập, trong đó hơn 500.000 người đã tử vong. Covid-19 dần chứng tỏ là dịch bệnh tồi tệ hơn mọi dự đoán và kế hoạch ứng phó của con người, khi mà sau 6 tháng chống dịch, WHO phải ghi nhận ngày 4/7 là ngày có số ca mắc mới cao nhất trên toàn thế giới kể từ khi dịch bệnh bùng phát, với tổng cộng 212.326 ca chỉ trong vòng 24 giờ.

Hầu hết các nước đều thừa nhận biện pháp phong tỏa một cách nghiêm ngặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm là cách hiệu quả nhất giúp bảo vệ mạng sống con người. Nếu như các quốc gia châu Á, đi đầu là Trung Quốc, tiếp đó là châu Phi đã không ngần ngại áp dụng biện pháp này, thì các nước châu Âu và châu Mỹ ban đầu còn do dự, coi đây chỉ là "bệnh cúm mùa", có luồng ý kiến ủng hộ một hình thức miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, lý thuyết này nhanh chóng bị loại bỏ khi tại châu Âu, lần lượt các nền kinh tế hàng đầu Italy, Tây Ban Nha, Đức và Anh..., ghi nhận các ca nhiễm và tử vong tăng chóng mặt trong tháng 3. Còn tại Mỹ, hình ảnh các bệnh viện và các nhà hỏa táng quá tải xuất hiện trên truyền thông ngày càng nhiều, khiến Chính phủ các nước phải thay đổi quan điểm. Tính đến cuối tháng 3, hơn 2 tỷ người dân trên thế giới được yêu cầu ở yên trong nhà, hạn chế ra ngoài để tránh lây lan dịch bệnh.

6 tháng qua, những tác động kinh tế của dịch bệnh cũng được định hình rõ ràng hơn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, lâm vào phá sản và hàng triệu người không thể đi làm hoặc mất việc. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm 4%, trong đó hầu hết các khu vực, ngoại trừ một số nơi ở châu Á, đều suy giảm ở mức 2 chữ số. Chính những tác động kinh tế này được cho là nguyên nhân khiến Chính phủ nhiều nước phải cân nhắc dần nới lỏng phong tỏa, dù nguy cơ "làn sóng lây nhiễm thứ hai" luôn thường trực. Thực tế thì số ca mắc mới trên toàn cầu lại tăng mạnh trong tháng 6, trung bình hơn 100.000 ca/ngày. Dịch có dấu hiệu nóng trở lại tại hầu hết các quốc gia nới lỏng phong tỏa, buộc Chính phủ các nước phải xem xét lại hoặc tái áp dụng các biện pháp hạn chế.

Nhìn lại 6 tháng chống Covid-19 vừa qua, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá dịch bệnh đã chỉ ra những điều tồi tệ nhất và những điểm tốt đẹp nhất ở thế giới loài người. Có những tấm gương ấm áp về tinh thần chống chọi với dịch bệnh, đoàn kết và sự tử tế, nhưng cũng không thiếu những dấu hiệu của thái độ vô trách nhiệm, cực đoan, của thông tin giả mạo và những âm mưu chính trị. Tuy nhiên, khi dịch bệnh là mối đe dọa không biên giới, thì đoàn kết quốc gia, đoàn kết toàn cầu là yếu tố quan trọng để triển khai một chiến lược toàn diện nhằm kiềm chế lây nhiễm, bảo vệ mạng sống và giảm thiểu những tác động về xã hội và kinh tế.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜