Quang cảnh buổi đối thoại kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: H.Dịu Nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) – ông Akio Mimura,ácdoanhnghiệpNhậtBảnmuốntrởthànhnhàđầutưsốmộttạiViệbd tile Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng JCCI tổ chức chương trình Đối thoại kinh tế Việt Nam – Nhật Bản vào ngày 24-1 tại Hà Nội nhằm giới thiệu cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn chính sách cho các DN Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá, các DN Nhật Bản là những DN có hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao, là tấm gương cho các DN Việt Nam trong quá trình nâng cao trình độ quản trị cũng như năng lực sản xuất, kinh doanh. Trong khảo sát các DN Nhật Bản gần đây, các DN này đều đánh giá Việt Nam là một trong 3 địa bàn đầu tư được DN Nhật Bản lựa chọn hàng đầu.
Vì thế, ông Lộc mong muốn Chính phủ hai nước có những chính sách thuận lợi hơn để những sự lựa chọn này thành dự án cụ thể. Hơn nữa, Việt Nam cũng sẽ đưa những biện pháp giúp giải quyết được các vướng mắc cũng như nhu cầu chính đáng của DN Nhật Bản.
Đánh giá cao cơ hội đầu tư vào Việt Nam, ông Akio Mimura cho biết, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó mối quan hệ của doanh nghiệp hai nước hết sức tốt đẹp, gắn bó chặt chẽ trên nhiều mặt. DN Nhật Bản đánh giá Việt Nam là thị trường hấp dẫn về cơ hội đầu tư, thương mại; kỳ vọng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của các DN Nhật Bản sang Việt Nam.
Chính vì những cơ hội hợp tác như thế nên ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong chương trình đối thoại đã kêu gọi DN Nhật Bản phối hợp đầu tư 8 lĩnh vực vào Hà Nội.
Cụ thể, ông Chung mong muốn các DN Nhật Bản đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến tàu Metro, 6 cây cầu bắc qua sông Hồng, đầu tư vào xây dựng các đường kết nối đường vành đai và các trục hướng xuyên tâm…
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội mong muốn các DN Nhật Bản đầu tư vào trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, đặc biệt là chợ đầu mối…. do nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân Hà Nội đang tăng mạnh từng ngày. Hơn nữa, các lĩnh vực được Hà Nội chú trọng kêu gọi đầu tư là khách sạn; trung tâm phân phối thuốc cho hệ thống y tế; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; khu đô thị, đặc biệt là 5 khu đô thị vệ tinh; các trạm để xe ngầm.
Cùng với việc kêu gọi sự đầu tư từ phía Nhật Bản, đại diện UBND một số tỉnh, thành phố tham dự chương trình đều cam kết sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các DN nước ngoài nói chung, DN Nhật Bản nói riêng.
Nhận xét về cơ hội đầu tư vào Việt Nam, ông Akio Nekoshima, Đồng chủ tịch, Ủy ban hợp tác kinh tế Nhật Bản– Mekong, Giám đốc điều hành bộ phận Marketing Công ty công nghiệp năng Kawasaki cho hay, có tới 99,7% số lượng DN tại Nhật Bản là DN nhỏ và vừa nên đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Vì thế, các DN rất mong muốn có được cơ hội hợp tác với Việt Nam do có sự tương đồng về văn hóa giữa hai nước. Hơn nữa, trình độ nhân lực, đặc biệt là nhân lực biết tiếng Nhật của Việt Nam ở mức cao nên là một trong những thế mạnh so với các nước khu vực ASEAN. Vì thế, đây sẽ là động lực để hoạt động hợp tác đầu tư được hiệu quả.
Nói về chính sách cho các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, Việt Nam cũng có tới 98% là DN nhỏ và vừa, có nhiều tiềm năng phát triển nhưng còn hạn chế trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các DN này còn có quy mô nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Vì thế, đại diện VCCI cho biết, nắm bắt được tiềm năng hợp tác, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, tiêu biểu nhất là Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa sắp được thông qua. Điều này không những giúp niềm tin kinh doanh được tăng lên mà còn giúp tạo dư địa lớn cho các DN nước ngoài, trong đó có Nhật Bản vào đầu tư, hợp tác, truyền đạt kinh nghiệm để các DN Việt Nam cũng có được thành công, hiệu quả như các DN Nhật Bản hiện nay. |