(tiếp theo) Hợp đồng vay tài sản là một loại giao dịch dân sự nên có thể được thực hiện dưới các hình thức như lời nói,ứngcứtrongvụántranhchấphợpđồngvaytàisảkết quả bóng đã văn bản hoặc hành vi cụ thể. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng do các bên thỏa thuận, thống nhất. Trong thực tiễn, hợp đồng bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thường được áp dụng trong những trường hợp cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Tuy nhiên, trường hợp nếu hợp đồng cho vay xảy ra tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vì không có cơ sở pháp lý. Do vậy, hình thức hợp đồng bằng văn bản là lựa chọn an toàn cho các chủ thể. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó. Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu. Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Về nguyên tắc, xuất phát từ quyền sở hữu, bên vay có toàn quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản vay. Đây là sự khác biệt của hợp đồng vay với các loại hợp đồng khác. Tuy nhiên, quyền của người vay cũng cósự hạn chế nhất định khi Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. Việc sử dụng, định đoạt tài sản vay của bên vay phải đúng mục đích vay nếu các bên đã thỏa thuận hoặc có các hạn chế khác đối với bên vay. Bất cập của pháp luật về chứng cứ chứng minh trong hợp đồng vay tài sản: Về hình thức hợp đồng vay tài sản, Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”. Nhìn từ thực tiễn, hợp đồng vay giao kết bằng lời nói thường phổ biến hơn các hình thức khác (bằng văn bản, bằng hành vi). Việc lựa chọn hình thức của hợp đồng vay do các bên tự định đoạt bởi pháp luật chưa quy định hình thức bắt buộc đối với loại hợp đồng này. Với hợp đồng giao kết bằng lời nói, các nội dung thỏa thuận giữa người vay và người cho vay không có cơ sở pháp lý để xác minh khi cần thiết. Vì vậy, việc phát sinh các tranh chấp từ loại hợp đồng này dễ xảy ra và khó xử lý. HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH DƯƠNG |