搜索

【bóng đá quốc gia pháp】Kinh tế 9 tháng: Đoàn tàu đi nhanh nhưng nghiêng về FDI

发表于 2025-01-25 12:30:44 来源:88Point

kinh te 9 thang doan tau di nhanh nhung nghieng ve fdi

Nông sản- ngành hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong năm 2015. (Ảnh: Danh Lam)

Số liệu tích cực...

Kinh tế 9 tháng qua đang tiếp đà khởi sắc. Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy,ếthángĐoàntàuđinhanhnhưngnghiêngvềbóng đá quốc gia pháp chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm tăng 10,1% so với cùng kỳ 2014 và cao nhất kể từ 2011. Sản xuất phát triển kéo theo tình hình hoạt động của DN khởi sắc. Trong 9 tháng, cả nước có 68.347 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký 420.932 tỷ đồng, tăng 28% về số lượng và tăng 31% về vốn so với một năm trước, cải thiện so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái.

Số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam cũng tăng đột biến so với cùng kỳ. Tính chung cả vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đến nay đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Cùng kỳ, con số CPI cũng gây ra nhiều bình luận trái chiều. Theo Tổng cục Thống kê, so với mục tiêu đặt ra là CPI tăng 5% trong năm 2015, chỉ số giá 9 tháng chỉ tăng 0,4% - là mức tăng thấp nhất kể từ 2001 trở lại đây. PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: CPI không phải cứ thấp là tốt, đôi khi ở mức vừa phải thì tốt hơn.

Trước băn khoăn nền kinh tế có rơi vào tình trạng giảm phát hay không, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định qua 9 tháng, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu rất khởi sắc. CPI tăng thấp là điều kiện cho ổn định sản xuất kinh doanh phát triển. CPI tăng thấp năm nay có nguyên nhân do giá xăng dầu giảm, chi phí đầu vào của các ngành giảm mạnh, giá thành giảm. Đây là một trong những yếu tố tốt làm GDP tăng trưởng.

… nhưng nghiêng về FDI

Trong khi các số liệu về sản xuất công nghiệp, thu hút FDI, lạm phát có thể tạm “yên lòng” thì số liệu XNK lại cho thấy một bức tranh khác. Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) bày tỏ lo ngại khi XK 9 tháng qua chỉ tăng ở khối DN FDI trong khi các DN 100% vốn trong nước giảm. Điều này thể hiện XK của DN trong nước vẫn rất khó khăn và chưa cải thiện. Nguyên nhân chính, theo bà Hiền, là do XK nông sản giảm. XK gạo đang bị cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ. Ngoài ra, khi Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ, các nước khác cũng điều chỉnh tỷ giá để duy trì đồng nội tệ thấp, hỗ trợ XK. Điều này đã tác động đến XK của Việt Nam.

Lo lắng ấy cũng được các địa phương tỏ ra “đồng cảm”. Ông Đinh Xuân Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk cho biết: Năm nay XNK của các tỉnh Tây Nguyên không đạt chỉ tiêu. Đáng lo lắng, một vài năm gần đây, các DN XNK nông sản dịch chuyển về Bình Dương, TP.HCM để XK cho nên chỉ tiêu thu thuế XNK trên địa bàn quá thấp. Cùng chung tâm trạng, ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: “Kim ngạch XK 9 tháng của Hà Nội tăng 0,2%, tương đối thấp”.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp giao ban kinh tế 9 tháng cho thấy tính chung 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XK ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, XK của DN FDI (không kể dầu thô) vẫn tăng 21,1% và chiếm tới 68,1% tổng kim ngạch XK. Trong khi đó, XK của khu vực trong nước ước giảm 2,7% so với cùng kỳ. Đáng lo ngại, XK của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vốn được coi là “trụ đỡ” cho nền kinh tế trong nhiều năm qua lại giảm tới gần 10%. Nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm kim ngạch XK của các mặt hàng thủy sản và 3 mặt hàng nông sản chủ lực gồm gạo, cà phê, ca cao.

Dù vậy, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2015, dự kiến 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, thu ngân sách, bội chi ngân sách Nhà nước, hoạt động XNK cũng như sản xuất kinh doanh sẽ bảo đảm mục tiêu đã đề ra. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 14 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2015, dự kiến có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch và 6 chỉ tiêu đạt kế hoạch, 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên bình luận về kinh tế 9 tháng, GS Ngô Thắng Lợi, Đại học Kinh tế quốc dân dù tỏ ra tin tưởng GDP có thể đạt được 6,5% nhưng nhà nghiên cứu này cũng ví von: Tăng trưởng Việt Nam như đoàn tàu đang đi nhanh nhưng nghiêng. Hiện nay, đoàn tàu ấy đang nghiêng về khu vực FDI. XK của khu vực FDI tăng nhanh hơn nhiều khu vực trong nước. Những số liệu được công bố cho thấy tăng trưởng Việt Nam đang dựa vào FDI.

“Chỉ nên coi là sự ghi nhận”

Trước những biến chuyển tích cực của nền kinh tế, tuần qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng mức dự báo về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam từ 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm 2016 tại báo cáo đưa ra hồi tháng 3 lên 6,5% cho năm 2015 và 6,6% cho năm 2016 trên cơ sở tiêu dùng cá nhân, sản xuất định hướng XK và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng.

Bình luận về dự báo này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, với những cố gắng cải cách thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua, những dự báo của ADB là một sự ghi nhận, tuy nhiên cũng cần phải thấy rõ rằng, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều tồn tại. Ông Lê Đăng Doanh cho biết thêm: “ADB dự báo kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng cao hơn nhưng tình hình kinh tế thế giới tới đây phức tạp, kinh tế Trung Quốc có thể gây những biến động và các nhà kinh tế cũng đã dự báo hạ thấp tăng trưởng của kinh tế thế giới. Do đó, dự báo là sự động viên, ghi nhận nhưng chúng ta phải cố gắng nhiều hơn”.

Theo phân tích của ông Doanh, hiện nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và tài nguyên sẵn có, thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp lại đang khó khăn, nên nền kinh tế dựa chủ yếu vào đầu tư nước ngoài. “Chúng ta đang rất cần những DN dân tộc thể hiện đây là nhãn hiệu của Việt Nam. Chúng ta rất trân trọng DN nước ngoài nhưng giá trị gia tăng họ mang lại chỉ khoảng 20% nên cần tỉnh táo và nhìn vào diễn biến kinh tế thế giới cũng như trong nước để chủ động”.

Ông Lê Đăng Doanh cho rằng, những tồn tại của nền kinh tế còn đến từ cảnh báo nợ công sẽ khó khăn hơn sau khi Trung Quốc phá giá đồng bạc 5%, làm tăng gánh nặng lên ngân sách. Chính phủ cần làm ngay và nhanh việc tái cơ cấu ngân sách, giảm chi.

Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, những tồn tại của nền kinh tế còn là quá trình cổ phần hóa DN Nhà nước diễn ra quá chậm, làm vuột mất những cơ hội của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu như hiện nay. “Cổ phần hóa không những chậm mà nhiều DN bán cổ phần cũng không ai mua. Đó chính là hiện thực của nền kinh tế. Những dự báo sáng sủa là sự ghi nhận nhưng chúng ta phải nhìn rõ thực tại”- ông Doanh nói.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bóng đá quốc gia pháp】Kinh tế 9 tháng: Đoàn tàu đi nhanh nhưng nghiêng về FDI,88Point   sitemap

回顶部