Hai tàu JS Bandol và Sheng Wang Hai chở cát từ Phú Quốc đi Singapore giữa tháng 1/2017. Ảnh: Báo Tuổi trẻ TP.HCM. Vấn đề quản lý, khai thác, xuất khẩu cát, đặc biệt là cát nhiễm mặn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vậy việc quản lý đối với mặt hàng này được thực hiện thế nào? Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện, việc xuất khẩu cát được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2012/TT-BXD. Theo đó, cát xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Đáng chú ý, riêng mặt hàng cát nhiễm mặn, ngoài đáp ứng tiêu chuẩn trong Phụ lục 1 kể trên, còn phải đáp ứng điều kiện có nguồn gốc từ các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép, địa phương không có nhu cầu sử dụng. Trở lại vài năm trước đây, để quản lý chặt chẽ việc khai thác, xuất khẩu cát nhiễm mặn, tháng 11/2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có công văn 8176/VPCP-KTN chỉ đạo dừng toàn bộ việc xuất khẩu cát nhiễm mặn từ tháng 6-2010. |
Được biết, trong hai tháng đầu năm 2017, cả nước xuất khẩu 1,205 triệu tấn cát các loại, trong đó gần 88% là cát nhiễm mặn. Trong nhiều năm gần đây, Singapore là thị trường nhập khẩu chủ yếu của cát nhiễm mặn từ Việt Nam. | |
Tuy nhiên, đến tháng 12/2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản 407/TB-VPC, theo đó, Thủ tướng Chính phủ “đồng ý chủ trương cho phép xuất khẩu các sản phẩm cát nhiễm mặn thuộc các dự án nạo vét cửa sông và giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác định khối lượng được xuất khẩu đối với từng dự án cụ thể”. Từ ý kiến nêu trên của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã lập các đoàn kiểm tra tại các địa phương có tận thu cát nhiễm mặn từ cửa sông để xuất khẩu. Trên cơ sở kiểm tra, Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng và đề nghị cho doanh nghiệp được xuất khẩu cát nhiễm mặn. Đơn cử như trường hợp Công ty TNHH sản xuất và xây dựng thương mại Đức Long được xuất khẩu 1 triệu m3cát nhiễm mặn tận thu trong quá trình thực hiện dự án nạo vét quân cảng Vùng 5 tại Phú Quốc (Kiên Giang) từ ngày 5/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013 (theo công văn 1341/BXD-VLXD ngày 5/7/2013 của Bộ Xây dựng). Kết thúc thời hạn trên, Bộ Xây dựng liên tiếp có 4 công văn (45/BXD-VLXD ngày9/1/2014; 1460/BXD-VLXD ngày3/7/2015; 1070/BXD-VLXD ngày3/6/2016; 32//BXD-VLXD ngày6/1/2017) cho phép gia xuất khẩu cát nhiễm mặn đối với Công ty TNHH sản xuất và xây dựng thương mại Đức Long. Được biết, mặt hàng cát nhiễm mặn xuất khẩu có thuế suất Thuế xuất khẩu là 30%. Trước những thông tin nghi vấn về gian lận trong khai báo trị giá xuất khẩu đối với mặt hàng cát nhiễm mặn, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương làm thủ tục cho mặt hàng này thời gian qua tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và xác định trị giá hải quan theo đúng quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2015/TT-BTC. Đồng thời Tổng cục Hải quan đang thu thập thông tin, tài liệu để điều chỉnh giá tham chiếu của mặt hàng này tại Danh mục quản lý rủi ro về trị giá. Mặt khác, Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp gian lận về giá để xử lý theo quy định. Theo Báo điện tử Chính phủ, vào chiều qua (8/3), trongcuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về tình hình khai thác cát, sỏi trái phép đang gây bức xúc dư luận xã hội hiện nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các lực lượng chức năng cần mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm khai thác cát trái phép từ ngày 15/3 đến 1/6... Đồng thời, các bộ trên cơ sở chức năng cần tạm dừng cấp phép xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án xã hội hoá. |
|