【bxh bóng đá ngoại hạng anh】Đưa Cà Mau trở thành trung tâm logistics của Tiểu vùng Mekong mở rộng
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL
Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển,ĐưaCàMautrởthànhtrungtâmlogisticscủaTiểuvùngMekongmởrộbxh bóng đá ngoại hạng anh với chiều dài bờ biển 254 km. Với đặc điểm này, Cà Mau cũng là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ biển Cà Mau có xu hướng mạnh hơn, làm mất đi hàng trăm héc-ta đất do sạt lở, gây nhiều thiệt hại đến đời sống và sản xuất của người dân. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2011-2020 chỉ đạt 4,7%/năm, thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và mức bình quân chung của cả nước.
Để mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh trong giai đoạn tới, với mục tiêu đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL vào năm 2025, thời gian qua, tỉnh này đã tập trung xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Muốn phát triển phải có quy hoạch tốt, phải xác định đúng định hướng, mục tiêu trọng tâm phù hợp với thực tiễn của tỉnh, đặc biệt thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mô hình sinh thái và xác định các cơ chế đặc thù, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo việc làm, phát triển kinh tế- xã hội”, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh tại Hội thảo tham vấn Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 5/8 vừa qua.
Theo đơn vị tư vấn lập quy hoạch, Cà Mau có lợi thế nằm ở vị trí địa chiến lược trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nằm trên Hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Chương trình Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng. Trong đó, cụm đảo Hòn Khoai đang có đủ điều kiện để xây dựng trở thành cảng biển tổng hợp quy mô lớn, qua đó đưa Cà Mau trở thành trung tâm dịch vụ logistics, kết nối giao thương của vùng ĐBSCL trên Hành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Lợi thế thứ hai của Cà Mau là phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, khi tiềm năng điện gió vùng ven biển của tỉnh đạt công suất trên 12.000 MW...
“Cà Mau có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển cụm công nghiệp chuyên ngành năng lượng và dự ánnhà máy sản xuất khí hydro xanh”, đơn vị tư vấn nhận định.
Một tiềm năng nữa cũng được phía tư vấn nêu ra là phát triển du lịch, với các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch biển đảo, du lịch trải nghiệm đời sống sông nước...
Cần tích hợp các mô hình kinh tế mới
Góp ý vào Dự thảo quy hoạch, TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng, cần phát triển tỉnh Cà Mau trở thành cực tăng trưởng - trung tâm kết nối trên Hành lang phát triển phía Nam (Bangkok - Phnom Penh - Hà Tiên - Cà Mau) của Tiểu vùng Mekong mở rộng.
“Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau dựa vào khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của tỉnh để Cà Mau phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện...”, ông Tuấn nói.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển (Trường đại học Kinh tế quốc dân), cần đánh giá rõ hơn về tài nguyên du lịch với lợi thế, đặc điểm khác biệt của rừng ven biển và tài nguyên biển, kết hợp với những đặc trưng văn hoá riêng có… để tạo sức hút đầu tư phát triển du lịch của Cà Mau.
Chia sẻ vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, du lịch của Cà Mau có tiềm năng lớn trong tương lai, căn cứ trên nhu cầu du lịch của người dân sau dịch Covid-19. “Tâm lý chung của người Việt Nam khi du lịch là chưa đến Mũi Cà Mau coi như chưa đến ĐBSCL”, Thứ trưởng nói. Do đó, việc quy hoạch vùng đất mũi cần hết sức lưu ý.
Cũng theo các chuyên gia, Cà Mau nên dựa vào Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL để đưa ra các định hướng về sinh kế, hoạt động kinh tế phù hợp, khác biệt cho mỗi tiểu vùng sinh thái - xã hội, cập nhật các quy hoạch đã được thông qua vào Dự thảo quy hoạch tỉnh, tích hợp mô hình kinh tế mới, đặc biệt là kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch.
下一篇:15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
相关文章:
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- Điều tra vụ ôtô tông hàng loạt xe máy ở Vũng Tàu rồi bỏ chạy
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Tiểu ban nhân sự Đại hội XIII
- Nguồn nhân lực
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Phải làm rõ trách nhiệm nếu để xảy thất thoát, lãng phí ngân sách
- Giám đốc Công an Đồng Nai thông tin về đối tượng bắt cóc bé gái 3 tuổi
- Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nghiên cứu sửa luật để giải quyết nhiều vướng mắc lớn
相关推荐:
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Nhiều điểm mới về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế
- Xét xử vụ đưa, nhận hối lộ tại Công ty cấp nước Ninh Thuân
- Đã có kết quả xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân của 11 người
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Bộ Tài chính tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm
- Hà Nội bao giờ thoát cảnh mưa là lo ngập?
- Xử lý trạm trưởng Y tế ở Hà Tĩnh uống rượu bia lái xe
- Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- Khởi tố 3 đối tượng về tội sản xuất phân bón giả
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân