您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch thi đấu bán kết cúp c1 châu âu】Nghiên cứu hình thức thi đua, khen thưởng cho đại biểu Quốc hội

Cúp C187456人已围观

简介Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra.Quy định cụ thể về khen thưởng do ...

TA

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra.

Quy định cụ thể về khen thưởng doanh nghiệp,êncứuhìnhthứcthiđuakhenthưởngchođạibiểuQuốchộlịch thi đấu bán kết cúp c1 châu âu doanh nhân

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã thể chế hóa các quan điểm, định hướng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và 4 phương án chính sách đã được Chính phủ thông qua.

Trong đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung về danh hiệu thi đua "Xã tiêu biểu", "Phường, thị trấn tiêu biểu"; bổ sung hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang"; bỏ đối tượng xét danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đối với "nhạc sĩ" và "phát thanh viên"...

Về danh hiệu Chiến sĩ thi đua, dự thảo Luật đã quy định cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, bổ sung tiêu chuẩn "có đề án khoa học", bỏ từ "nhất" trong cụm từ "tiêu biểu xuất sắc nhất".

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung quy định đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng; bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị...

Dự thảo cũng bổ sung quy định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là pháp nhân thương mại để phù hợp với Điều 33 Bộ luật Hình sự; bổ sung quy định thẩm quyền quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước.

Để cải cách thủ tục hành chính, dự thảo giảm số lượng hồ sơ từ 3 bộ đối với hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước và 2 bộ đối với hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xuống chỉ còn 1 bộ (bản chính), đồng thời quy định cụ thể các trường hợp khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng cũng được giảm một số yêu cầu, biên bản.

Cho ý kiến về dự án Luật, Ủy ban Xã hội thống nhất với Chính phủ về các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật, đồng thời nhấn mạnh việc sửa đổi phải tiếp tục bảo đảm quy định thống nhất các hình thức khen thưởng cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; nâng cao tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng, khen thưởng bảo đảm chính xác, không trùng lặp, chồng chéo; tập trung hướng về cơ sở, chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa…

Liên quan đến thi đua, khen thưởng đối với khu vực ngoài nhà nước, Ủy ban Xã hội cho rằng còn một số hạn chế trong triển khai thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng nhằm biểu dương, tôn vinh các đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc về quản lý tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng cũng như quản lý nhà nước đối với việc tổ chức các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra cũng nêu ý kiến đề nghị nghiên cứu, sửa đổi quy định về cơ quan chủ trì trình khen thưởng đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho phù hợp với quy định của Đảng và thực tiễn công tác quản lý cán bộ hiện nay.

Không để khoảng trống trong thi đua, khen thưởng

Thảo luận tại phiên họp, nội dung này cũng là vấn đề được quan tâm. Các ý kiến đánh giá cao hồ sơ dự án Luật và các nội dung sửa đổi, đồng thời đưa ra một số ý kiến để bổ sung, hoàn thiện dự thảo.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và một số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các đại biểu Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH đang xếp ngoài quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. Đây là một trong vướng mắc nhiều năm của thực tiễn. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định điều chỉnh nội dung này; đồng thời làm rõ vai trò của UBTVQH trong việc tổ chức phong trào thi đua, quyết định các vấn đề về khen thưởng; quy định nào đặc thù…

Hiện đại biểu Quốc hội đang đứng ngoài Luật Thi đua, khen thưởng, không xét thi đua, không bình bầu lao động tiên tiến hay đánh giá hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương không có đại diện của Quốc hội. "Lâu nay, hình như Quốc hội đứng ngoài lĩnh vực này", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu ý kiến.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, việc thi đua khen thưởng với đại biểu dân cử, trong đó có đại biểu Quốc hội vướng mắc nhiều nhưng tờ trình dự án luật lại chưa nêu được phương án để xử lý. Về nguyên tắc là hình thức khen thưởng phải gắn với phong trào thi đua, nhưng dự thảo không nói gì đến thi đua cho đại biểu. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị nên nghiên cứu để có hình thức khen thưởng đặc thù cho đại biểu, có khen thưởng theo nhiệm kỳ và đột xuất, gắn với thành tích của đại biểu.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa nhấn mạnh, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) là "sản phẩm đầu tay" của Quốc hội khoá XV nên cần phải thật "gương mẫu". Để đảm bảo Luật khi ban hành tạo được bước chuyển biến căn bản, cả 2 cơ quan soạn thảo và thẩm tra cần đầu tư nhiều hơn cho dự án Luật, khắc phục được những tồn tại hạn chế, khen thưởng phải kịp thời, thành tích đến đâu khen đến đó, khắc phục căn cơ bệnh hình thức và bệnh thành tích, khắc phục chuyện "chạy chọt, xin cho"; không để khoảng trống, đảm bảo sự bình đẳng trong các cơ quan, tổ chức chính trị./.

Hoàng Yến

Tags:

相关文章