88Point88Point

【goias go vs】Người tiêu dùng lãnh hậu quả nếu Mỹ kiện tôm Việt Nam

TheườitiêudùnglãnhhậuquảnếuMỹkiệntômViệgoias go vso VASEP, ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Cuộc điều tra lần này có nguyên nhân do ngày 28/12/2012, Liên minh công nghiệp tôm vùng vịnh Mỹ (COGSI) đệ đơn kiện lên DOC đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước gồm Trung Quốc, Ấn độ, Ecuador, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ.

Liên tục những năm gần đây phía cơ quan chức năng liên tục gây sức ép lên sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh minh họa

Đến ngày 15/1/2013, đại diện Chính phủ hai nước đã có buổi tham vấn tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Phía Việt Nam thể hiện rõ sự quan ngại và chính thức phản đối vụ kiện. Việc khởi xướng vụ kiện chống phá giá và trợ cấp (AD/CVD) nhắm vào mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam có thể sẽ tác động xấu tới mối quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển mạnh mẽ giữa 2 nước.

Phía Việt Nam cho rằng sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng các lập luận trong đơn yêu cầu điều tra, đồng thời xem xét các lựa chọn pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân nuôi tôm và các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào việc sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu.

Nếu như Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) quyết định khởi xướng vụ kiện và áp một mức thuế AD/CVD nào đó cho mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam thì sẽ là một quyết định không công bằng, là biện pháp đánh thuế hai lần và gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, người chế biến tôm Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực này, đồng thời gây bất lợi không nhỏ cho người tiêu dùng Mỹ.

Về phía Mỹ, đại diện Cục quản lý nhập khẩu khẳng định sẽ xem xét một cách cẩn trọng, nghiêm túc quan điểm của phía Việt Nam và của các nước khác có liên quan tới vụ kiện và khẳng định DOC giải quyết vụ kiện này một cách độc lập, không dính tới việc trả đũa hay trừng phạt của bất kỳ vụ kiện nào.

Tuy nhiên, ngày 18/1/2013, DOC vẫn chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam. DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ và sẽ cho công bố trong thời gian tới.

Theo những thông tin mới cập nhật, ITC sẽ đưa ra quyết định sơ bộ về việc ngành nuôi trồng, chế biến tôm của Mỹ có bị thiệt hại hay không vào ngày 11/2 tới.

Theo VASEP, vụ kiện này là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và thiếu cơ sở, vì COGSI lợi dụng cơ chế pháp lý để làm tăng giá thành, giảm nhu cầu tôm nhập khẩu, giảm lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Chất lượng tôm Việt Nam luôn được đánh giá cao tại nhiều thị trường khó tính. Ảnh minh họa

GOGSI chỉ đại diện cho ngành khai thác tôm Mỹ, hiện mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này, còn lại 90% nhu cầu tôm của người Mỹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Vì vậy, việc GOGSI đại diện cho số ít ỏi 10% nguồn cung cấp tôm tại Mỹ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu là bất hợp lý.

Hơn nữa, cáo buộc liên quan đến giá của 2 loại sản phẩm là tôm khai thác trong nước và tôm nuôi nhập khẩu thể hiện rõ sự so sánh và lập luận thiếu logic, thiếu cơ sở khoa học. Điều kiện sản xuất tôm nuôi và tôm khai thác hoàn toàn khác nhau, vụ mùa và nguồn cung cấp khác nhau, vì vậy giá có sự chênh lệch là tất yếu.

Cũng theo phân tích của VASEP, giá thành phẩm tôm nhập khẩu từ 7 nước thấp hơn là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quy trình nuôi trồng và đánh bắt đã được chuẩn hóa. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến tôm của Hoa Kỳ ngày càng tăng cường nhập khẩu tôm từ bên ngoài còn vì nguồn cung ổn định, chấp nhận được những đơn hàng lớn, dài hạn, đáp ứng được nhiều nhu cầu chế biến khác nhau nhờ vào lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ hơn.

Chất lượng tôm nhập khẩu từ 7 nước đã được kiểm định chặt chẽ, đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất. Trên thực tế, nếu không xuất khẩu được vào thị trường Mỹ, các nước xuất khẩu có thể chuyển sang bán cho thị trường khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, đẩy giá tôm tại Mỹ lên cao và kết quả cuối cùng là người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu hậu quả.

4 thách thức cho ngành tôm năm 2013

Theo VASEP, xu hướng ngành tôm Việt Nam năm 2013 sẽ phải đối mặt với 4 thách thức chính:

Một là, dịch bệnh và hội chứng tôm chết sớm (EMS) đối với tôm nuôi công nghiệp (kể cả tôm sú và tôm chân trắng) sẽ làm giảm mạnh sản lượng tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Trong khi sản lượng tôm nuôi công nghiệp chiếm tới 60% sản lượng tôm nguyên liệu của cả nước thì đến nay chưa có thuốc chữa EMS.

Hai là, cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL (khu vực chiếm 75% sản lượng tôm nuôi của cả nước) với lực lượng thu gom tôm cho xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Trong cuộc cạnh tranh này, nhóm thu mua cho Trung Quốc có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tôm Việt Nam về mặt kiểm tra, kiểm soát chất lượng.

Ba là, thị trường tiêu thụ tiếp tục khó khăn do sự khó khăn của nền kinh tế nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam (EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản...) có thể giảm lượng nhập khẩu tôm.

Bốn là, rào cản ethoxyquin từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường chủ lực và ổn định nhập khẩu tôm của Việt Nam những năm qua.

Bên cạnh 4 thách thức này, theo VASEP, ngành tôm sẽ tiếp tục phải đối mặt với thiếu vốn, chi phí sản xuất gia tăng và thuế nhập khẩu tôm vẫn ở mức cao từ 10-15%.

Hồng Anh

赞(6833)
未经允许不得转载:>88Point » 【goias go vs】Người tiêu dùng lãnh hậu quả nếu Mỹ kiện tôm Việt Nam