【tỷ số fortuna dusseldorf】Làm sáng tỏ hơn về hành trạng cụ Trần Đình Bá

时间:2025-01-10 21:45:28 来源:88Point

Chân dung cụ Thượng Trần Đình Bá

Trước tiên,àmsángtỏhơnvềhànhtrạngcụTrầnĐìnhBátỷ số fortuna dusseldorf chúng tôi xin chân thành cám ơn nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã quan tâm đến bài viết và muốn trao đổi với chúng tôi. Trong bài viết đó, nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh cần chúng tôi trao đổi thêm cho “chính xác” và rõ ràng hơn về các điểm sau:

Sách “Đặng Thai Mai hồi ký” – nhà xuất bản Tác phẩm mới – năm 1985, trang 263 – 264, có đoạn viết: Hồi ấy có một giáo sư dạy chữ Hán trường Quốc Học thường ra vào đánh tổ tôm trong dinh tổng đốc, rồi một hôm giáo sư đã gặp anh Ph. Và nhắc lại một nhận xét của cụ Thượng trong khi nói chuyện thân mật: “Tôi biết rằng có mấy cậu học sinh trường Quốc Học, tối thứ bảy, chủ nhật thường tụ tập với nhau nói chuyện chính trị. Họ là những học sinh ưu tú trong trường. Nên cẩn thận đấy, sở mật thám đã bắt đầu để ý theo dõi…”. Qua lời cảnh cáo đó chúng tôi vui lòng ghi nhận có chút ít thay đổi trong tâm lý thời đại và trước hết rút lấy bài học kinh nghiệm, phải thận trọng trong hoạt động bí mật.

Lăng mộ cụ Thượng tại Quảng Phú- Quảng Điền

Qua ghi nhận của giáo sư Đặng Thai Mai như trên, chúng tôi đã tóm lược trong bài báo:

Sách Hồi ký Đặng Thai Mai– Nhà xuất bản Tác phẩm mới – năm 1985 – trang 263 cho biết trong lúc làm Tổng đốc An – Tĩnh, cụ Trần Đình Bá đã bí mật ám trợ cho người hoạt động yêu nước. Ngay khi biết được tin bọn mật thám Pháp đang theo dõi bủa lưới bắt nhóm thanh niên yêu nước tại Trường Quốc Học Vinh, cụ Trần Đình Bá đã nhắn người thân tín báo ngay cho họ biết: “… Tôi biết rằng có mấy cậu học sinh trường Quốc Học, tối thứ 7, Chủ nhật vẫn thường tụ tập với nhau nói chuyện chính trị. Họ là những học sinh ưu tú trong trường. Nên cẩn thận đấy, sở mật thám (Pháp) đã bắt đầu để ý theo dõi…”.

Rất tiếc, có thể do không rõ ý tác giả nên trong quá trình biên tập, tòa soạn đã bị lỗi đánh máy thêm một dấu ngoặc kép (“) vào đoạn “…trong lúc…theo dõi”. Chúng ta có thể nhận thấy trên văn bản có dấu ngoặc kép ở trước từ “trong…” và một dấu nữa trước từ “… Tôi…” nhưng lại chỉ có 1 dấu ngoặc kép ở sau từ “…theo dõi…”, tức là hai lần mở nhưng chỉ có một lần đóng ngoặc kép. Điều này khiến nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đặt vấn đề “Hay tác giả Nhật Cao có sự nhầm lẫn trong dẫn sách (?)...”. Chúng tôi đã dẫn lại trích dẫn trên, chỉ rõ nguyên nhân gây ra sự hiểu nhầm và cũng xin lỗi nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh về sự phiền phức này.

Tiếp theo, nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh “thấy có mấy điểm cần trao đổi thêm cho rõ” với chúng tôi về thông tin trong bài báo của chúng tôi:

“Trần Đình Bá (tức Bách)… sinh năm Đinh Mão (1867), đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897). 32 tuổi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898)”.

Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh cho biết, căn cứ theo Sách Quốc triều hương khoa lục (bản chữ Hán) của Cao Xuân Dục, in năm 1893(*), quyển 5-6, tờ 15a khắc ghi: “Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Thừa Thiên, Phong Điền, Hiền Lương. Tam thập nhất Mậu Tuất Phó bảng. Hiện Nghệ An Tổng đốc” (Trần Đình Bá. Học sinh, Tú tài. Người làng Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên. Năm 31 tuổi thi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1898). Hiện làm Tổng đốc Nghệ An).

Theo chúng tôi đoạn trích dẫn chữ Hán trong sách Quốc triều hương khoa lục (bản chữ Hán) của Cao Xuân Dục:

“陳廷柏 / 學生秀才 / 承天豊田賢良 / 三十一 / 戊戌副榜 / 現 乂安總督”

Trần Đình Bá / Học sinh, Tú tài. / Thừa Thiên, Phong Điền, Hiền Lương./ Tam thập nhất. / Mậu Tuất Phó bảng. / Hiện Nghệ An Tổng đốc”

cần được dịch như sau:

Trần Đình Bá, học sinh đỗ tú tài./ Người xã Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên. / Đậu năm 31 tuổi./ Thi đậu phó bảng khoa Mậu Tuất./ Hiện là Tổng đốc Nghệ An.

Và có thể hiểu chi tiết như sau: Trần Đình Bá là học sinh đã đỗ tú tài, quê quán xã Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên, thi đậu cử nhân năm 31 tuổi khoa Đinh Dậu, Thành Thái thứ 9 – năm 1897. Đậu phó bảng khoa Mậu Tuất, Thành Thái thứ 10 – năm 1898 (32 tuổi). Hiện đang làm Tổng đốc Nghệ An.

Điều này nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh có thể tham khảo sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2000 hoặc sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919, Ngô Đức Thọ chủ biên, nhà xuất bản Văn học, năm 2005 và nhiều tài liệu khác.

Mặt khác, như chính tên sách, “Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục là ghi chép đầy đủ về toàn bộ 47 khoa thi hương dưới triều Nguyễn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” (**). Chúng ta nhìn vào phía bên trái tờ 15a sách Quốc triều hương khoa lục (bản chữ Hán) mà nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh cung cấp sẽ thấy có dòng chữ “成泰丁酉” – Thành Thái Đinh Dậu (tức khoa thi hương năm Đinh Dậu thời Thành Thái) nên trong phần ghi chép chỉ ghi tuổi người thi đỗ (khoa thi hương) còn việc đỗ phó bảng và hiện đang làm tổng đốc Nghệ An là phần chú thích thêm.

Chúng tôi một lần nữa, xin cám ơn nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã quan tâm, trao đổi và đóng góp thêm tư liệu về cụ Trần Đình Bá – một danh nhân của đất Thừa Thiên  Huế.

NHẬT CAO

 

推荐内容