Viện cớ nhiều vấn đề “nóng” đã và đang nổi lên tại khu vực và toàn cầu,ốcmuốncảithiệnquanhệvớiMỹnha cai red88 Trung Quốc đang tìm mọi cách để cải thiện quan hệ với Mỹ.
Ảnh minh họa. Nguồn: THE ECONOMIC TIMES
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đưa ra 4 kiến nghị nhằm cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Theo đó, Bắc Kinh mong muốn quan hệ Trung - Mỹ trở lại đúng hướng, gồm: tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tăng cường đối thoại, kiểm soát ổn thỏa mâu thuẫn bất đồng; tiến về cùng một hướng, tái khởi động hợp tác cùng có lợi giữa hai nước; loại bỏ các trở ngại, khôi phục giao lưu trên các lĩnh vực giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong đó, ưu tiên số một của Bắc Kinh chính là khởi động lại đàm phán thương mại Trung - Mỹ. Cụ thể, ông Vương Nghị nhấn mạnh: “Chúng tôi mong rằng phía Mỹ nhanh chóng điều chỉnh chính sách, từ bỏ việc gia tăng thuế quan bất hợp lý lên hàng hóa Trung Quốc, từ bỏ các trừng phạt đơn phương nhằm vào doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục của Trung Quốc, từ bỏ sự trấn áp vô cớ đối với tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc, tạo điều kiện cần thiết cho hợp tác giữa hai nước”.
Ông Vương Nghị cũng khẳng định sẵn sàng phối hợp chính sách và tăng cường hợp tác với Mỹ trên 3 lĩnh vực, gồm chống lại đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế thế giới.
Lý do Bắc Kinh đưa ra kiến nghị cải thiện quan hệ với Mỹ là thời gian gần đây có nhiều điểm “nóng” khu vực đang nổi lên và thách thức toàn cầu liên tục xuất hiện, các lĩnh vực cần sự hợp tác của Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều, không gian hợp tác ngày càng mở rộng. So với trước đây, hai bên đã có nhiều năng lực, làm được những việc lớn có lợi cho hai nước và thế giới. Ông kêu gọi hai bên đi dần từ dễ tới khó, tích cực tương tác và tích lũy thiện chí.
Trong khi đó, phía Mỹ vẫn chưa có động thái nào tỏ ra muốn xích lại gần với Trung Quốc. Tiến sĩ Jeff Smith thuộc Viện nghiên cứu chính sách Heritage (Mỹ) nhận định, Tổng thống Joe Biden cần nhanh chóng vạch ra kế hoạch mở rộng các hoạt động quân sự, tuần tra hàng hải ở Biển Đông để Trung Quốc hiểu rõ rằng, Washington không chấp nhận nhượng bộ Bắc Kinh các vấn đề liên quan tới vùng biển này.
Cùng quan điểm trên, chính quyền Tổng thống Joe Biden tái khẳng định quan điểm phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) hồi năm 2016 về Biển Đông là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý.
Mới đây, Ngoại trưởng các nước thuộc nhóm Error! Hyperlink reference not valid. (Quad) gồm Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ lực trong cái gọi là “vùng biển thuộc quyền tài phán” của nước này. Bên cạnh hành động lên án Trung Quốc liên tục có các động thái hung hăng, chèn ép nước khác tại Error! Hyperlink reference not valid., Biển Hoa Đông, Ngoại trưởng 4 nước nêu trên cam kết trong thời gian tới sẽ tăng cường nỗ lực chung trong nhóm để giữ vững Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trong một động thái liên quan, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đang tiến hành các hoạt động diễn tập quân sự trên Biển Đông.
Cùng thời gian này, khu trục hạm USS Russell của Mỹ đã tổ chức tuần tra hàng hải (FONOP) quanh những thực thể nhân tạo mà Trung Quốc ngang ngược bồi đắp thành căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Những năm gần đây, quan hệ Trung - Mỹ rơi vào tình trạng căng thẳng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa hai nước gia tăng theo thời gian, bằng việc áp đặt thuế lên hàng hóa lẫn nhau và việc cấm đoán hoạt động của các công ty điện tử, viễn thông khổng lồ của Trung Quốc hoạt động tại Mỹ. Cuộc chiến này đã gây ra thiệt hại kinh tế không nhỏ cho cả Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, phần thiệt hại nặng nề hơn vẫn thuộc về phía Trung Quốc.
Từ những diễn biến trên cho thấy quan hệ Trung - Mỹ khó có thể dung hòa trong thời gian ngắn mặc dù Bắc Kinh đang nỗ lực tìm cách xích lại gần với Washington.
HN tổng hợp