Chiều 6/5,ệnhnhituổitửvongdobạchhầlịch thi đấu champion league thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Điện Biên cho biết trên địa bàn ghi nhận một trường hợp tử vong do bạch hầu. Bệnh nhi là em Sủng Thị L. sinh năm 2013, trú xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Ngày 30/4, bệnh nhi L. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên trong tình trạng sốt cao 39 độ, kèm các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Ngay lập tức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã hội chẩn liên khoa và chẩn đoán bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi viêm cơ tim chưa loại trừ bệnh bạch hầu - tiên lượng nặng. Bệnh nhi được điều trị truyền dịch, kháng sinh. Tuy nhiên, một tiếng sau bệnh nhi có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, phù phổi. Các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng sau 30 phút bệnh nhi đã tử vong. Kết quả xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác định trẻ mắc bạch hầu. Ngay sau đó, Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã thành lập tổ công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Với những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã lấy 61 mẫu xét nghiệm và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán. Tại huyện Điện Biên Đông, Trung tâm y tế đã tiến hành tẩy uế môi trường xung quanh khu vực nhà ở, trường học và nơi ở của bệnh nhân. Bước đầu đã xác định được tổng số trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi là 78 người bao gồm 5 người trong gia đình bệnh nhân; 18 học sinh cùng lớp, 38 học sinh ở cùng khu nội trú và 17 nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) - nơi bệnh nhi học tập - có tổng số có 347 học sinh (trong đó có 99 học sinh ở nội trú) và 28 cán bộ giáo viên cũng được đưa vào diện theo dõi triệu chứng để kịp thời phát hiện. Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ từ 1 đến 10 tuổi do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn. Cách phòng bệnh đó là tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi. |