Theạnhtayxửlýxemùtrênphốkết quả bóng đá concacafo đánh giá từ lực lượng làm nhiệm vụ, tình trạng sử dụng các xe tự chế, xe “hết đát” tham gia giao thông luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Qua công tác tuần tra kiểm soát (TTKS), lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), trật tự đô thị (TTĐT) đã mạnh tay xử phạt các xe không bảo đảm an toàn.
Dùng “xe mù” để đối phó Trao đổi với P.V, Thượng tá Từ Hải Thọ, Phó Trưởng Công an TP.Thủ Dầu Một, cho biết xe cũ, xe nát gọi là “xe mù” được mua với giá 1-2 triệu đồng để đối phó với lực lượng chức năng nếu có thổi phạt thì bỏ xe. Các loại xe này đa số không có đèn, không gắn gương chiếu hậu, chỉ còn khung xe nên một số người “chế” thành xe kéo bán hàng rong, chở hàng hóa và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT). Nhằm lập lại trật tự ATGT, TTĐT, thời gian qua lực lượng chức năng TP.Thủ Dầu Một đã xử lý mạnh tay tình trạng “xe mù” xuống phố. Theo thống kê từ đội quản lý TTĐT thành phố, năm 2023 đội đã kiểm tra, thu giữ 656 xe lôi, xe đẩy tự chế. Trong 3 tháng năm 2024, đội cũng đã thu giữ 104 xe lôi, xe đẩy tự chế và một số “xe mù” thu giữ từ những người vi phạm nồng độ cồn. Trong khi đó, Thượng tá Trần Phương Toàn, Phó Trưởng Công an TP.Tân Uyên, cho biết để kiềm chế tai nạn giao thông xảy ra từ xe lôi, xe đẩy, xe 3 bánh chở hàng và cả những “xe mù”, những năm trước CA TP.Tân Uyên đã chỉ đạo Đội CSGT xử lý mạnh tay và thu hồi các xe không có giấy tờ. Ngoài xử lý, lực lượng CSGT-TT cũng tuyên truyền về nguy cơn tai nạn đến từ các phương tiện này. Tuy lực lượng chức năng đã quyết liệt trong công tác TTKS và thu giữ các “xe mù” nhưng qua nắm tình hình, tình trạng xe đẩy, xe kéo từ những người bán hàng rong, người vận chuyển hàng hóa vẫn còn. Đáng chú ý là hiện nay một số “dân nhậu” có kháo với nhau, đi nhậu cứ chạy xe cũ, bị bắt vì nồng độ cồn thì bỏ xe không đóng phạt. Tuy nhiên, theo Thượng tá Từ Hải Thọ, đó là cách nghĩ sai. Hiện nay mọi thông tin đều được số hóa, người vi phạm không đóng phạt hay bỏ xe thì mức phạt vẫn còn đó chứ không được xóa.
Đưa thông tin vi phạm lên hệ thống Nói về việc người vi phạm trật tự ATGT có ý định bỏ phương tiện vi phạm, “trốn” đóng phạt, Thượng tá Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh, cho biết các trường hợp chưa thi hành hoặc cố tình trốn tránh thi hành quyết định xử phạt, lực lượng CSGT sẽ gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm để thi hành. Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ nhập thông tin cảnh báo phương tiện vi phạm lên hệ thống của CSGT toàn quốc nhằm ngăn chặn việc đăng ký sang tên xe; thông báo ngăn chặn việc đăng kiểm lại đối với xe ô tô; đồng thời gửi quyết định xử phạt có hình thức tạm giữ có thời hạn giấy phép lái xe cho ngành giao thông vận tải để không cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Cũng theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu trên được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định “Nếu quá thời hạn thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp”. Theo quy định tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các biện pháp cưỡng chế bao gồm khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
QUỲNH ANH - NAM NI |