当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq millwall】Trận chiến ở cao điểm 935 cần được tri ân và vinh danh

Bài viết công phu,ậnchiếnởcaođiểmcầnđượctriânvàkq millwall tâm huyết của Nhà báo Phạm Hữu Thu mang cái nhìn từ cả hai chiến tuyến đã lột tả bức tranh chân thực, khách quan, toàn diện về giá trị của trận chiến ở cao điểm 935. Ảnh: MC

Bài viết đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trong cả nước, nhất là các cựu chiến binh (CCB) từng tham chiến trận này. Nhiều chỉ huy, các tướng tá, cán bộ và chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch 935 – Cốc Bai mùa thu năm 1970 vẫn đang chứng kiến, ủng hộ sự đổi thay từng ngày của quê hương như Vũ Thế Đào, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Sư đoàn 324 Quân Giải phóng - người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công, bao vây cứ điểm 935 - đang sống ở Hải Dương; Thiếu tướng Lê Huy Mai, nguyên Trưởng ban Trinh sát - Đặc công Sư đoàn 324, tác giả của cuốn Hồi ký “Từ châu thổ sông Hồng đến sông Hương - Xứ Huế”, NXB Quân đội Nhân dân năm 2018, đang sống tại Hà Nội; Đại tá – Lương y Hồ Hữu Lạn, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3, Sư đoàn 324, tác giả cuốn Hồi ký “Trung đoàn một thời chiến trận”, NXB Quân đội Nhân dân năm 2019, đang sống tại tỉnh Nghệ An.

Các ông cùng với hàng ngàn CCB Sư đoàn 324, Trung đoàn 6, cùng với quân và dân miền Tây Thừa Thiên vào những năm 70 của thế kỷ trước là những nhân chứng sống sinh động đánh giá, xác lập, tôn vinh sự kiện lịch sử Chiến dịch 935 - Cốc Bai trọng đại của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung.

Anh Nguyễn Duy Huệ, CCB Trung đoàn 3, Sư đoàn 324, người dịch một số cuốn sách liên quan đến Chiến dịch 935 – Cốc Bai của các tác giả người Mỹ như: “Đồi Thịt băm”, “Những chiến dịch của Mỹ ở Thung lũng Tử thần” (tức Thung lũng A Shầu), “Đại bàng gào thét trong vòng vây”, “Địa ngục trên đỉnh đồi” hiện đang sống ở Hà Nội. Anh đã giúp người đọc có cái nhìn về chiến dịch này từ hai phía.

Sự thành công của chiến dịch xuất phát từ đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, Quân ủy Trung ương và vai trò chỉ đạo trực tiếp của Quân khu Trị Thiên Huế, Sư đoàn 324, Trung đoàn 6, đặc biệt là lòng dũng cảm, quyết tâm chiến đấu của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trong việc “vây – lấn – tấn – phá – triệt – diệt” căn cứ của quân Mỹ. Sự thành công của Chiến dịch 935 - Cốc Bai còn phải kể đến vai trò của quân dân huyện A Lưới, huyện Phong Điền, cả tỉnh Thừa Thiên như trong bài báo và Hồi ký của Hồ Hữu Lạn đã đề cập đến: “Chiến dịch 935 – Cốc Bai 1970 là sự nối tiếp của quân dân huyện A Lưới sát cánh cùng Sư đoàn 324 đánh Mỹ trong quá trình giải phóng và bảo vệ quê hương, bảo vệ đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn. Quân dân A Lưới tiếp lương, tải đạn, dẫn đường cho bộ đội trinh sát địch, trinh sát địa hình, chuẩn bị chiến đấu thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời gian. Đánh biệt kích, thám báo bảo vệ địa bàn chiến lược, bảo vệ Sở chỉ huy Quân khu Trị Thiên, là điều kiện bảo đảm cho Sư đoàn 324 chiến đấu giành thắng lợi, mở thế ba vùng chiến lược, phát triển xuống đồng bằng” (trang152).

Khác với trận chiến ở A Bia – Hamburger Hill (tháng 5/1969), chủ yếu là do quân Mỹ chủ động tấn công, trận chiến ở cao điểm 935/Ripcord chủ yếu do Quân giải phóng chủ động khai chiến. Những ngày cuối của trận chiến, mặc dù địch sử dụng pháo binh, máy bay, trong đó có cả máy bay B-52 ném bom, đánh phá và rải chất độc hóa học CS (hơi cay) mù mịt vào trận địa ta nhưng không thể đánh bật tinh thần quật cường “Ác liệt không nản chí, đói khổ không sờn lòng, Đảng gọi ta tiến công, không gì ngăn cản nổi” (Hồ Hữu Lạn). Kết cục là Ta đã đánh bại “lữ đoàn 3, sư đoàn dù của Mỹ, một đội quân được coi là niềm kiêu hãnh của quân đội nhà nghề Mỹ” (Lê Huy Mai).

Trong cuốn Hồi ký của mình, Thiếu tướng Lê Huy Mai có viết: “Theo người Mỹ, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, có 5 trận đánh kinh điển mà các tướng, tá và binh sĩ trong quân đội Mỹ không thể nào quên. Đó là: Trận đánh ở Ia Đrăng; trận đánh ở Đăk Tô – Tân Cảnh; trận đánh ở Khe Sanh, Quảng Trị năm 1968; trận đánh ở khu vực đồi A Bia “Đồi thịt băm” tây tỉnh Thừa Thiên năm 1969; trận đánh ở khu vực cứ điểm 935, phía tây huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên năm 1970” (Tr.339). 2 trong 5 trận đánh đó nằm trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, thật đáng tự hào!

Trước và đồng hành với bài viết của Nhà báo Phạm Hữu Thu là 4 bài viết của cựu binh, dịch giả Nguyễn Duy Huệ trên các diễn đàn quân sự cả nước với mong muốn truyền tải đầy đủ giá trị, tầm vóc, quy mô của trận chiến. Chính anh Huệ đã trao đổi với tôi qua thư điện tử rằng: Trận đánh này hoàn toàn xứng đáng là di sản đặc biệt cấp quốc gia. Đây là chiến dịch cấp Sư đoàn. Phía ta ngoài Sư đoàn 324 còn có Trung đoàn 6, thuộc Quân khu Trị Thiên. Phía Mỹ là Lữ đoàn Dù số 3 cùng gần 30 đơn vị phối hợp. Phạm vi và quy mô của trận đánh lớn hơn A Bia nhiều. Người Mỹ đánh giá nó là hình ảnh thu nhỏ tượng trưng cho sự thất bại của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, các chỉ huy, các tướng tá, cán bộ và chiến sĩ tham gia chiến dịch này vẫn còn rất nhiều. Nếu huy động viết một kỷ yếu khoa học có lẽ dày gấp đôi A Bia. Mong các cấp chỉ đạo như với A Bia (A Bia đã được công nhận di tích quốc gia năm 2021) thì đến kỷ niệm 55 năm Chiến thắng 935 - Cốc Bai, trận đánh lớn cuối cùng của người Mỹ thất bại sẽ được công nhận, không chỉ di tích cấp quốc gia mà còn là di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Là người con của xứ sở Thừa Thiên Huế, cựu binh từng hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn, ngày 18/12/2022 cũng đã gửi thư kiến nghị Đảng, chính quyền và ban, ngành chức năng cấp tỉnh quan tâm xây dựng hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền công nhận trận chiến ở cao điểm 935/Ripcord là Di tích quốc gia.

Vì mục đích cao cả, nhân văn, uống nước nhớ nguồn, tri ân sự hy sinh lớn lao, tôn vinh chiến công hiển hách trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất quê hương, đất nước của quân và dân ta, hơn lúc nào hết mong các cấp, ngành có thẩm quyền quan tâm đáp ứng.

TS. Nguyễn Thị Sửu

分享到: