发布时间:2025-01-10 20:27:13 来源:88Point 作者:World Cup
Những thông tin trên báo chí cho thấy trong những năm gần đây,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyBáoMỹvạchtrầnmụctiêuTrungQuốcnhắmđếnởBiểnĐôtyle anh Bắc Kinh tỏ ra đặc biệt quan tâm tới tình hình Biển Đông, vùng biển có nhiều bãi san hô nằm gần bờ biển của không chỉ Trung Quốc mà còn Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan.
Bình luận về điều này, tờ báo Mỹ nổi tiếng The New York Times (NYT) khẳng định, để hiện thực hóa những tuyên bố đơn phương về chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần điều động tàu thuyền tới khu vực này. Điển hình, hồi năm 2013, Bắc Kinh cử một đội tàu gồm những chiếc tàu đổ bộ tấn công hiện đại nhất tới bãi cạn James (James Shoal), cách bờ biển phía đông Malaysia 50 dặm.
Tờ New York Times nhấn mạnh, Bắc Kinh phô diễn thực lực như vậy phần nhiều xuất phát từ sự tính toán về chính trị bởi Trung Quốc là một nước lớn đang trỗi dậy nên muốn tìm nơi để phô trương sức mạnh quốc gia và Biển Đông là một sự lựa chọn hợp logic. Biển Đông hiện là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất trên thế giới khi có tới 1/3 lượng tàu thuyền vận chuyển hàng hóa toàn cầu đi qua khu vực này. Ngoài ra, Biển Đông còn là tâm điểm trong "cuộc chơi địa chính trị" đối với cả Trung Quốc và Mỹ, nhằm tăng cường mối quan hệ với các nước như Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc sở dĩ quan tâm đặc biệt đến Biển Đông còn có một nguyên nhân khác: Đáy biển ở đây có thể có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn. Tháng 5 năm nay, Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, hành động làm lộ rõ lòng tham của Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên phong phú ở Biển Đông. Hơn 2 tháng sau, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 về gần đảo Hải Nam và tuyên bố đã phát hiện một mỏ khí đốt lớn nằm dưới đáy Biển Đông vào tháng 9. Điều này ám chỉ Trung Quốc đang ngày càng trở nên thành thục trong hoạt động khai thác ngoài khơi.
Theo ước tính của Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), đáy Biển Đông hiện đang chứa trữ lượng dầu mỏ lên tới 11 tỷ thùng và 190 ngàn tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Nếu như dự đoán của cơ quan này là đúng, khối lượng khí đốt trên Biển Đông sẽ tương đương với trữ lượng của Mexico, một nhà sản xuất cỡ trung bình và đứng thứ 10 trên thế giới.
Biển Đông từ lâu không phải là một vùng “bỏ hoang”, nhưng đến nay, việc thăm dò và sản xuất dầu khí ở đây chủ yếu được tiến hành ở vùng biển duyên hải của Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Những vùng biển này cùng với Đài Loan đã hình thành giới tuyến bao quanh của Biển Đông. EIA ước tính vào năm 2011, 5 quốc gia trên đã khai thác 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày và 3.200 tỷ m3 khí đốt tự nhiên trên Biển Đông. Khối lượng này tương đương với sản lượng khai thác dầu thô của khu vực Bắc Dakota và tương đương sản lượng khai thác khí đốt hàng năm của Ả Rập Xê-út vào năm 2012.
Mặc dù vậy, trên thực tế hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông lại bị giới hạn bởi những tranh chấp chủ quyền cũng như thời tiết khắc nghiệt mà điển hình là sóng thần, bão biển và hạn chế công nghệ kỹ thuật làm giảm khả năng khai thác ở vùng biển sâu. Năm 2012, CNOOC Trung Quốc đã thu mua công ty năng lượng Nexen của Canada với giá khoảng 15 tỷ USD. Động thái này là để tìm cách tăng cường năng lực tự thân. Nexen hoạt động ở vịnh Mexico, đã có được kinh nghiệm về giếng khoan nước sâu.
Trong khi đó, ngay cả các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm nguồn tài nguyên ở những vùng biển sâu trên Biển Đông. Từ ngày 26/1 – 30/3/2014, tàu khảo sát khoa học Joides Resolution đến khu vực nước sâu ở giữa Biển Đông và đã khoan ở đó. Đây là một phần nội dung của chuyến đi 349 trong "Kế hoạch khám phá đại dương quốc tế" (International Ocean Discovery Program). Các nhà khoa học đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Philippines và Đài Loan đã tham gia chuyến đi lần này.
Trả lời phỏng vấn trên báo chí, tiến sĩ Lý Xuân Phong đến từ phòng thực nghiệm trọng điểm quốc gia địa chất biển, Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, Trung Quốc - một trong những người điều hành của chuyến đi này cho biết, cuộc thám hiểm đã phát hiện các lớp sa thạch (đá cát) và đá phiến dày giàu hữu cơ tại khu vực ngoài cùng rìa lục địa và vùng tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. Điều này cho thấy đây là khu vực có khả năng chứa lượng lớn dầu mỏ và khí đốt. Đồng thời, mỏ dầu và khí đốt mới cũng đang từng bước được phát hiện. Công ty năng lượng Husky (Husky Energy Inc.), nhà sản xuất dầu khí Canada hợp tác với CNOOC Trung Quốc, dự án mỏ khí đốt được hai bên triển khai ở Lệ Oan, phía bắc Biển Đông đưa vào sản xuất thương mại từ hạ tuần tháng 3 năm 2014.
Năm 2006, mỏ khí đốt này được công ty Husky (do thương nhân Hồng Kông Li Ka-shing nắm cổ phần khống chế) phát hiện. Nó nằm ở khu vực cách Hồng Kông khoảng 190 dặm Anh về phía đông nam, là mỏ khí lớn nhất mà công ty này phát hiện cho đến nay. Khí đốt sản xuất ở đây sẽ được vận chuyển tới khu vực tam giác sông Chu trong đó có thành phố công nghiệp Thâm Quyến và Quảng Châu.
Năm 2012, khí đốt chiếm khoảng 5% tổng lượng sử dụng năng lượng của Trung Quốc. Để giảm ô nhiễm không khí nghiêm trọng do than đá gây ra, Trung Quốc hy vọng đến năm 2020 đưa tỷ lệ này nâng lên 10%. Giới chuyên gia đánh giá, khí đốt đến từ Biển Đông rất “khớp” với kế hoạch này.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Giáo Dục, Infonet)
Tình hình Biển Đông ngày 27/10: Chuyên gia bình luận quan điểm của Nga về vấn đề biển Đông
相关文章
随便看看