【kết quả các trận giao hữu quốc tế】Hậu Giang cần chủ động phòng, chống 4 loại thiên tai thường xuất hiện ở địa phương
Đó là lưu ý của ông Nguyễn Trọng Đàm,ậuGiangcầnchủđộngphngchốngloạithintaithườngxuấthiệnởđịaphươkết quả các trận giao hữu quốc tế Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Trọng Đàm (phải), Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khảo sát tình hình sạt lở tại ấp Thạnh Lợi.
Ông đánh giá thế nào về công tác PCTT-TKCN của Hậu Giang trong những tháng đầu năm nay ?
- Qua thực tế cho thấy, công tác PCTT- TKCN của Hậu Giang từ đầu năm đến nay đã được cấp ủy đảng, chính quyền, cùng các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều có sự quan tâm và chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể, đã kiện toàn Ban chỉ huy các cấp; quán triệt tốt việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi có thiên tai xảy ra, nhất là khắc phục sau những đợt lốc xoáy; thực hiện công tác diễn tập rất bài bản và sát với tình hình thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, Hậu Giang đã quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương nên việc ban hành các văn bản điều hành, kế hoạch ứng phó với những tình huống thiên tai đạt hiệu quả tốt, công tác nắm thông tin dự báo, tuyên truyền được thực hiện kịp thời.
Từ đó đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại và ít làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Điển hình như đợt hạn, mặn lịch sử trong mùa khô vừa qua, Hậu Giang là địa phương bị ảnh hưởng nhẹ nhất so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, chỉ khoảng 13 tỉ đồng. Sau đợt hạn mặn, lãnh đạo tỉnh còn quan tâm đến các giải pháp khắc phục nên góp phần giúp cho đời sống, sinh hoạt của người dân ở các vùng bị nhiễm mặn trên địa bàn nhanh chóng ổn định.
Qua khảo sát thực tế một số điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh, ông nhận định tình hình sạt lở ở Hậu Giang ra sao ?
- Tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất nghiêm trọng. Chỉ từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra đến 54 điểm sạt lở. Trong đó có nhiều điểm mà đoàn đi khảo sát thực tế ở dọc theo tuyến sông Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho thấy tình trạng sạt lở áp sát cửa nhà người dân và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, đời sống và việc đi lại của bà con. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tỉnh phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục triệt để.
Riêng đối với những nhà dân bị sạt lở đến tận cửa nhà thì địa phương cần khẩn trương có kế hoạch hỗ trợ cho bà con di dời đến nơi an toàn theo quy định nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản, tuyệt đối không để bà con tiếp tục sống trong tình cảnh nơm nớp lo sợ như thế này. Còn các kiến nghị của tỉnh, nhất là vấn đề về kinh phí khắc phục và thực hiện công trình phòng, chống thiên tai, Đoàn công tác ghi nhận và sẽ báo cáo lại với Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để sớm xem xét giải quyết cho địa phương, trong đó sẽ có hướng ưu tiên bố trí nguồn vốn trước cho Hậu Giang. Bởi đây là một trong những tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Để công tác PCTT-TKCN trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất, ông có những lưu ý gì đối với địa phương ?
- Hiện nay, tình hình thiên tai diễn biến rất bất thường nên Hậu Giang không thể chủ quan trong việc phòng, chống mà cần phải linh hoạt và chủ động trong việc đưa ra các giải pháp ứng phó nhằm tránh rơi vào tình cảnh bị động. Trong đó, tỉnh cần lưu ý các phương án để phòng, chống 4 loại thiên tai thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất, là hạn hán và xâm nhập mặn. Với tác động của biến đổi khí hậu nên tình hình hạn, mặn trong năm nay chưa chắc là cao nhất mà nó có thể xảy ra nặng hơn trong những năm tiếp theo. Do đó, để chủ động ứng phó, chúng tôi đề nghị các ngành có liên quan của tỉnh tiếp tục đánh giá tình hình trên cơ sở dự báo của cơ quan chuyên môn để có cơ sở xây dựng kịch bản ứng phó ở từng cấp độ cho phù hợp. Có như vậy thì việc ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn mới đạt hiệu quả cao.
Thứ hai, về lũ lụt, địa phương cần có bản đồ ngập úng theo các cấp độ khác nhau. Nếu làm được vấn đề này, việc tổ chức lại sản xuất, thực hiện các công trình bờ bao, cống đập, di dời người dân được trọng tâm và mang lại hiệu quả hơn. Ngoài ra, tỉnh cũng nên tính đến chuyện vừa khắc phục lũ vừa có hướng tận dụng lũ như thế nào để tháo chua, rửa mặn; đồng thời có giải pháp nạo vét kênh mương để giữ lại một phần nước lũ phục vụ sản xuất khi mặn về.
Thứ ba, về sạt lở bờ sông, đây là một trong những vấn đề lo ngại nhất của tỉnh. Do đó để từng bước khắc phục, tỉnh cần quy hoạch lại hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cho phù hợp. Bởi hiện nay, đa phần các tuyến đường nông thôn hiện hữu trên địa bàn được xây dựng quá gần bờ sông nên tình trạng sạt lở rất dễ xảy ra. Vì vậy, về lâu dài cần phải tính toán lùi sâu vào bên trong.
Thứ tư, về ứng phó với bão và lốc xoáy, giải pháp quan trọng là địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức, hiểu biết và kỹ năng tự phòng, chống là chính. Mặt khác, cần quan tâm hơn đối với công tác huấn luyện, tập dợt thông qua các cuộc diễn tập PCTT-TKCN mà tỉnh triển khai hàng năm để cho mọi lực lượng, các tầng lớp nhân dân đều trong tư thế sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra...
Xin cảm ơn ông !
HỮU PHƯỚC thực hiện
相关推荐
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Trường Trung cấp Luật Vị Thanh: Tuyển sinh 250 chỉ tiêu năm 2020
- Từ ngày 15
- Việt Nam chữa thành công 7 ca nhiễm Covid
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Thành phố Vị Thanh: Gần 3,5 tỉ đồng sửa chữa trường lớp
- Tổ chức chuyên đề dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột lớp 5
- Hơn 2.500 thai phụ được xét nghiệm HIV