欢迎来到88Point

88Point

【kingston city】Quốc hội hiến kế giải bài toán ngân sách

时间:2025-01-12 19:06:28 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng phát biểu trước Quốc hội

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng phát biểu trước Quốc hội

Cắt giảm tối đa loại chi kiểu “lễ nghĩa”

Cho ý kiến về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016,ốchộihiếnkếgiảibàitoánngânsákingston city ĐB Trần Du Lịch bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với Chính phủ: “Cần xem tại sao Bộ trưởng Bộ Tài chính rất vất vả khi cứ “giật gấu vá vai”, trong việc chi tiêu ngân sách phải tính thế nào, ở đâu? Thực sự nếu là tôi được giao nhiệm vụ thì tôi cũng không biết cắt của ai, cho thêm ai, muốn tăng lương thì lấy đâu ra ?”.

Từ ý kiến này, ĐB Trần Du Lịch đề nghị giảm tỷ trọng chi thường xuyên để tăng tỷ lệ trả nợ và chi cho đầu tư phát triển. Theo đó, lấy tổng chi thường xuyên năm 2015 làm chuẩn, giữ phần chi này và những năm sau ổn định, nếu tổng chi ngân sách có lớn lên thì đó là phần để chi cho trả nợ và đầu tư. Như vậy, nếu không tăng chi thì tỷ trọng bội chi sẽ giảm.

ĐB Trần Du Lịch cũng cho rằng, trong chi thường xuyên, chúng ta nên tách ra theo từng nhóm. Đầu tiên là nhóm chi cho bộ máy hành chính và chi trợ cấp, hai nhóm này không nên cao hơn năm 2015. Có nghĩa là, các đơn vị muốn tăng lương, tăng thu nhập thì bắt buộc phải giảm người xuống. Thứ hai là loại chi “tạm gọi là kiểu phú quý sinh lễ nghĩa” cần cắt giảm tối đa, bởi chúng ta chưa “phú quý” thì không nên sinh “lễ nghĩa”. Thứ ba, nên tách chi xây trụ sở, sắm phương tiện, bởi đây không phải là đầu tư xây dựng cơ bản mà là chi tiêu dùng. Chúng ta ghép chi tiêu dùng lại thành chi xây dựng cơ bản nên đây cũng là một nguyên nhân tăng chi thường xuyên.

Còn theo ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), năm 2016, cố gắng đẩy mạnh sự tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm bộ máy. Phải làm bằng mọi cách giảm chi thường xuyên, chi hội họp, lễ tiết, để lấy tiền tăng lương.

Ủng hộ những đề xuất của Chính phủ trong giải pháp điều hành ngân sách, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cho rằng, với tình hình hụt thu năm nay, đề xuất của Chính phủ trong việc được sử dụng phần vốn từ bán cổ phần các DNNN và một số nguồn khác là hợp lý. Đồng thời, ĐB Thụ cũng ủng hộ chủ trương quyết liệt tăng thu từ các nguồn nợ đọng thuế, nhất là phần có khả năng thu được, để bù đắp chi cho ngân sách.

Về dự toán thu ngân sách năm 2016 của Chính phủ, ĐB Bùi Đức Thụ cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thực sự ổn định, kinh tế trong nước vẫn còn những khó khăn nhất định, nên dự toán đưa ra như thế là chủ động. Chính phủ cần đề nghị các bộ, ngành, địa phương phấn đấu tăng thu cao hơn số dự toán để chủ động hơn trong khi xử lý các việc phát sinh sau này.

Về dự toán chi, ĐB Thụ cũng đồng ý với việc tăng chi đầu tư tăng 31% so với dự toán 2015 vì có thể bố trí được; chi thường xuyên cũng giảm... là các mục tiêu tiến bộ.

“Trong bối cảnh phải thực hiện cân đối ngân sách như hiện nay, mức bội chi của chúng ta vẫn ở mức cao và tăng, vì vậy nhưng việc bố trí cân đối là hết sức khó khăn. Để đạt được mức bội chi như thế, chúng ta đã phải sử dụng nhiều nguồn khác nhau mới đạt được”, ĐB Bùi Đức Thụ chia sẻ.

ĐB Trần Du Lịch đề nghị Quốc hội nghiên cứu để có thể xây dựng một chính sách tài chính công lành mạnh hơn, thay đổi căn bản trên ba nguyên tắc: Thứ nhất, thay đổi chính sách về cơ cấu thu, theo hướng giảm dần các loại thuế gián thu, tăng trực thu; thứ hai, cơ cấu lại chi và phương thức chi.

Đối với chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp, ĐB Lịch cho rằng, đây là khoản chi rất nhiều và năm nào cũng tăng. “Nhưng thực tiễn về mảng y tế, giáo dục, người có tiền cũng không thỏa mãn vì trả tiền mà dịch vụ vẫn kém; người ít tiền cũng không thỏa mãn, cũng không được đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh. Do vậy, chẳng hạn như y tế, tiến tới Nhà nước chỉ bao cấp hai vấn đề: Một là y tế dự phòng; hai là trợ cấp đầu ra thông qua bảo hiểm. Có như vậy mới giảm được áp lực cho chi thường xuyên, đồng thời tăng được chất lượng chi” – ông Lịch nói.

Nhiều lợi thế phát hành trái phiếu quốc tế

ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) khẳng định, chủ trương chỉ huy động trái phiếu dài hạn của Quốc hội là đúng đắn, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế đất nước như hiện nay, thì cần đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ, với một tỷ lệ thích hợp.

Đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế theo đề xuất của Chính phủ. ĐB Đặng Ngọc Tùng nói: “Nếu một quốc gia mà không có uy tín, thì có muốn phát hành trái phiếu quốc tế cũng không được. Trong khi đó, những năm vừa qua, uy tín của chúng ta đang lên, nên cần phải phát hành trái phiếu quốc tế để tạo nguồn vốn cho phát triển đất nước. Trước đây uy tín của Việt Nam chưa cao, phát hành trái phiếu quốc tế lãi suất còn cao, nhưng nay uy tín tốt hơn, huy động trái phiếu lãi suất sẽ giảm. Do vậy, huy động được vốn chi phí thấp hơn để trả nợ cho nguồn vốn trước đây huy động cao, rõ ràng là có lợi cho kinh tế đất nước”.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng nhất trí chủ trương đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành trái phiếu trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế vì chúng ta đang có cơ hội phát hành trái phiếu lãi suất thấp có lợi cho ngân sách.

Cùng chung quan điểm trên, ĐB Trần Du Lịch đồng ý với chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ vì 3 điểm lợi. Thứ nhất là cơ cấu lại nợ dài hạn; thứ hai, tạo nguồn ngoại hối đầu vào nhanh để trả nợ, giảm áp lực ngoại hối; thứ ba, hiện tại đánh giá độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường thế giới đang tốt, nên cần phải tận dụng cơ hội.

Ngoài ra, một số ĐB cũng cho ý kiến ủng hộ việc lấy nguồn tài chính từ việc bán cổ phần của DNNN để sử dụng cho ngân sách, nhưng cần phải đầu tư khoản vốn này cho các địa chỉ cụ thể và mang lại hiệu quả.

Chu Thái

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: