您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá đức】Quốc hội quyết nghị mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là 399.400 tỷ đồng 正文

【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá đức】Quốc hội quyết nghị mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là 399.400 tỷ đồng

时间:2025-01-09 23:39:05 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Cho phép chuyển nguồn 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thuTại nghị quyết này, Quốc hội quyết nghị số dự toá bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá đức

Quốc hội quyết nghị mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là 399.400 tỷ đồng

Cho phép chuyển nguồn 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu

Tại nghị quyết này, Quốc hội quyết nghị số dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương (NSĐP) đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Tổng số chi NSNN là 2.119.428 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,42% GDP. Tổng mức vay của NSNN là 690.553 tỷ đồng.

Về điều hành NSNN năm 2023, Quốc hội quyết nghị cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.

Quốc hội cũng cho phép chuyển nguồn toàn bộ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương (NSTW) năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công hàng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 cho các dự án của Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương. Cho phép chuyển nguồn dự toán NSNN thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 tiếp tục thực hiện.

Quốc hội quyết nghị mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 là 399.400 tỷ đồng
Quốc hội quyết nghị mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2024, sáng 10/11.

Bãi bỏ các cơ chế thu nhập đặc thù từ 1/7/2024

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được xây dựng khá tích cực

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự toán NSNN năm 2024 đã được Chính phủ xây dựng khá tích cực trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế khoảng 6 - 6,5%, lạm phát 4 - 4,5% và Chính phủ dự kiến trình các chính sách miễn, giảm thuế tương đương năm 2023. Bên cạnh đó, Chính phủ đã căn cứ vào khả năng thực hiện thu NSNN năm 2023 trong bối cảnh thu NSNN còn gặp nhiều khó khăn để xây dựng mức tăng khoảng 5% cho dự toán NSNN năm 2024.

Liên quan đến chính sách tiền lương, theo nghị quyết, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Trong đó, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, nghị quyết nêu rõ từ 1/1/2024 đến 30/6/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Cũng tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Đặc biệt có giải pháp khắc phục đà suy giảm các chỉ tiêu về tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP và tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN.

Đồng thời, Chính phủ sớm trình Quốc hội các dự án sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, để tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, mở rộng cơ sở thu; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số…

“Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách. Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện. Xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp” - nghị quyết nêu rõ.

Quốc hội thông qua phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024

Trong chiều 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về phương án phân bổ NSTW năm 2024.

Theo nghị quyết, tổng số thu NSTW năm 2024 là 852.682 tỷ đồng. Tổng số thu NSĐP là 848.305 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của NSĐP đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Tổng số chi NSTW là 1.225.582 tỷ đồng, trong đó dự toán 426.266 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách (đã bao gồm khoản bổ sung cân đối tăng 2% so với dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023), bổ sung có mục tiêu cho NSĐP (đã bao gồm khoản bổ sung có mục tiêu cho một số địa phương để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối NSĐP năm 2024 không thấp hơn dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023).

Trước đó, trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị không tăng 2% bổ sung cân đối cho các địa phương vì sẽ tạo áp lực cho NSTW năm 2024 khi triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc nghĩa vụ của NSTW. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến đồng ý tăng 2% bổ sung cân đối cho các địa phương để giảm bớt khó khăn cho các địa phương.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với dự toán NSNN thu năm 2024 Chính phủ trình Quốc hội, có tới 30/63 địa phương giảm thu cân đối NSĐP 19,2 nghìn tỷ đồng, trong khi khả năng phấn đấu tăng thu là rất khó khăn do đa số là tỉnh điều kiện phát triển kinh tế còn hạn hẹp.

Để tạo sự chủ động của các địa phương và để có thêm nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn, cần thiết có sự hỗ trợ của NSTW. Do đó, căn cứ quy định tại khoản 7, Điều 9 Luật NSNN, khả năng cân đối dự toán NSNN năm 2024, Chính phủ đã trình Quốc hội tăng số bổ sung cân đối cho các địa phương 2% (4.764,8 tỷ đồng) so với dự toán năm 2023.

Về một số nội dung điều hành cụ thể, tại Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật NSNN đối với năm 2024 và 2025 trên cơ sở sản lượng xăng dầu sản xuất, bán ra trong nước so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể: 60% thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP, 40% còn lại thực hiện điều tiết 100% về NSTW.

Chính phủ quy định cụ thể việc thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý. Tiếp tục thu 100% nguồn thu này các năm 2024, 2025 về NSTW và thực hiện phân chia tương ứng 65% số thu cho NSTW và bố trí dự toán NSTW bổ sung có mục tiêu cho NSĐP tương ứng 35% số thu để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ.