Ông có thể cho biết thực trạng công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá XNK hiện nay?ỉnênkiểmtrachuyênngànhtrướcthôngquanvớimặthàngtrọngđiểkqbd atletico
Theo thống kê của cơ quan Hải quan, đến tháng 8-2015 có 265 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, trong đó có 20 Luật, Pháp lệnh, 54 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, trên 180 Thông tư, Quyết định của các Bộ, ngành quy định về kiểm tra chuyên ngành. Hệ thống văn bản pháp luật nhiều nhưng vẫn còn những lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ. Có những văn bản ban hành chưa thống nhất, có nội dung chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Một số danh mục được công bố nhưng phạm vi quá rộng, tên hàng không rõ ràng và không có mã số HS, thiếu quy chuẩn kỹ thuật. Đơn cử như văn bản liên quan đến Danh mục thuộc đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Phạm vi kiểm tra nhiều, không có mã số HS gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra, DN khi kê khai. Ban hành danh mục quản lý chuyên ngành thiếu mã số HS kèm theo là tình trạng chung của nhiều bộ, ngành. Trong thời gian qua Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ động phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành liên quan để hoàn thiện danh mục hàng hóa có mã số HS kèm theo. Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về kiểm tra hàm lượng formaldehyt cũng khiến DN lúng túng bởi nhóm mặt hàng phải kiểm tra rất rộng. Hay Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục phế liệu được phép NK về làm nguyên liệu chỉ có 3-4 mặt hàng là có quy chuẩn để thực hiện kiểm tra. Theo ông, giải pháp căn bản để nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN là gì? Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành nhiều, nhưng một số lĩnh vực cần phải quy định rõ ràng và rành mạch hơn. Từ thực tế công việc, cơ quan Hải quan cho rằng cần quy định rõ những danh mục hàng hóa thuộc đối tượng cần kiểm tra tại cửa khẩu; danh mục hàng hóa được phép đưa về kiểm tra sau khi thông quan để giảm áp lực cho DN, chi phí cho xã hội. Hàng hóa thuộc đối tượng cần kiểm tra tại cửa khẩu thì tập trung nhận lực và trang thiết bị, máy móc để kiểm tra tại cửa khẩu. Ví dụ những mặt hàng kiểm dịch động vật, thực vật, những mặt hàng có khả năng gây nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng động xã hội; những mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh phải kiểm tra chặt chẽ ngay tại cửa khẩu. Còn những mặt hàng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, an ninh, chính trị như việc kiểm tra chất lượng thì có thể kiểm tra sau; tức là kiểm tra trong nội địa. Để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi DN được phép mang hàng về nội địa sau đó tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành cần ban hành quy định cụ thể cơ chế xử phạt nặng, để DN không muốn, không dám vi phạm. Bên cạnh đó, nên thực hiện xã hội hóa việc kiểm tra chuyên ngành, trên cơ sở các bộ chủ quản ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để các DN nếu hoạt động ở lĩnh vực giám định có thể tham gia kiểm tra chuyên ngành. Điều đó giúp cho DN có nhiều lựa chọn để thực hiện việc kiểm tra. Nhà nước chỉ tập trung kiểm tra những mặt hàng trọng yếu nhất, có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, môi trường… Những giải pháp này đã được Tổng cục Hải quan đưa vào Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Đề án hiện đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành. Khi được ban hành, Đề án sẽ góp phần thay đổi căn bản phương pháp kiểm tra chuyên ngành hiện nay. Xin cảm ơn ông! |