Việt Nam hiện bảo đảm chủ động trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết đối với các chủ nợ. Ảnh Internet. Nguồn vốn vay của Chính phủ được sử dụng để bù đắp cân đối ngân sách Nhà nước 5,ửdụnghiệuquảvốnvaycủaChínhphủlịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu3% GDP; đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... theo Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, cho vay lại một số chương trình, dự án đầu tư và dành một phần để đảo nợ. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ với tổng trị giá 1 tỷ USD trên thị trường vốn quốc tế với mức lãi suất chuẩn mới 4,8%/năm. Đây được coi là đợt phát hành hoán đổi có tỷ lệ thành công cao nhất từ trước tới nay, giúp Chính phủ thiết lập mức lãi suất chuẩn mới trên thị trường vốn quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế với chi phí thấp hơn trước và cũng là bước đánh dấu lần đầu tiên thử nghiệm nghiệp vụ quản lý nợ chủ động. |
Số lượng phát hành trái phiếu Chính phủ tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2012, phát hành trái phiếu Chính phủ là 144 nghìn tỷ đồng, thì năm 2013, phát hành gần 182 nghìn tỷ đồng, trong đó dành khoảng 40 nghìn tỷ đồng để đảo nợ. Năm 2014, con số này đã lên đến 262 nghìn tỷ đồng. Hình thức tín phiếu, trái phiếu đa dạng hoá với nhiều kỳ hạn khác nhau, tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn dưới 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm để thu hút vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tín dụng, đảm bảo kịp thời nhu cầu vốn cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo công cụ để phát triển thị trường vốn và điều hành thị trường tiền tệ. | |
Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, căn cứ vào tình hình nợ của Chính phủ đến cuối năm 2013 và kết quả thực hiện vay năm 2014, ước nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bố trí từ ngân sách Nhà nước bằng 14,2% so với tổng số thu ngân sách Nhà nước năm 2014, bằng 100% dự toán, bảo đảm chủ động trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết của Chính phủ đối với các chủ nợ. Theo Bộ Tài chính, việc huy động vốn vay của Chính phủ tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho cân đối ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013 đạt ở mức cao, khoảng 404 nghìn tỷ đồng, tăng trên 40% so với năm 2012. Năm 2014 ước đạt 470 nghìn tỷ đồng, tập trung vào vay ODA, vay ưu đãi và phát hành trái phiếu Chính phủ, góp phần thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được đánh giá là kênh huy động vốn giữ vị trí quan trọng; phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ chủ yếu, bao gồm: đấu thầu, bảo lãnh phát hành, bán lẻ và phát hành trực tiếp cho BHXH, SCIC. Trong năm 2013 - 2014, trong điều kiện kinh tế vĩ mô dần ổn định, lãi suất giảm dần, Bộ Tài chính đã tập trung thực hiện tái cơ cấu thị trường trái phiếu theo hướng kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ. Cụ thể, đã tăng cường tổ chức phát hành kỳ hạn dài (5-15 năm) cả về khối lượng gọi thầu và số phiên tổ chức phát hành. Theo đó, kỳ hạn phát hành bình quân đã tăng từ 2,97 năm (2012) lên 4,85 năm (2014, tỷ trọng kỳ hạn phát hành từ 5 năm trở lên trong tổng khối lượng phát hành TPCP đã tăng mạnh từ 24,2% năm 2012 lên 47,1% năm 2014. Nợ công là nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, nước, thủy lợi, y tế, giáo dục… đã hoàn thành, phát huy hiệu quả và đang tiếp tục đầu tư xây dựng mới, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Theo Luật Quản lý nợ công, nợ công ở nước ta bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được bảo lãnh Chính phủ và nợ của chính quyền địa phương. Các chỉ số nợ công của Việt Nam hiện vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nợ công năm 2011 nợ công ở mức 50% GDP, năm 2012 ở mức 50,8% GDP, 2013 ở mức 54,2% GDP. |