【ket quả u19】45 ngày trong làn sóng thứ 4
“Nếu chỉ một phút lơ là,àytronglànsóngthứket quả u19 thì đó có thể sẽ là vạ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại phiên họp của Bộ Chính trị ngày 11/6/2021, sau khi nghe đại diện Ban cán sự Đảng Chính phủ báo cáo về tình hình dịch Covid-19 và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Ngay sau cuộc họp, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 07.
Bộ Chính trị nhấn mạnh yêu cầu chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thoả mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Miền Bắc giảm nhiệt, miền Nam nóng
Hơn 45 ngày trước, người dân cả nước còn được hưởng trọn vẹn một kỳ nghỉ lễ 30/4 náo nức và tràn ngập niềm vui. Dịch bệnh trở lại, với các ca nhiễm bệnh trong cộng đồng được phát hiện vào ngày 27/4/2021. Chỉ trong khoảng hai tuần lễ, số tỉnh, thành có ca bệnh mới đã tăng nhanh chóng lên 15 tỉnh, thành, rồi 26 tỉnh, thành và đến nay là 39 tỉnh, thành. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, Việt Nam ghi nhận các ca nhiễm mới trong cộng đồng lên ở mức 3 con số mỗi ngày. Tại miền Bắc, “giặc” hoành hành dữ dội ở tâm điểm Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt là Bắc Giang như trở thành “chảo lửa” trong suốt cả tháng 5.
|
Sau 45 ngày, tình hình miền Bắc vừa bớt căng thẳng thì đến miền Nam tăng nhiệt. Giai đoạn khó khăn nhất, vất vả nhất về chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang đã qua. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương, Bắc Giang đã kiểm soát được dịch bệnh và phấn đấu hết 21/6/2021 cơ bản ổn định tình hình dịch, không còn F0 hoặc chỉ còn lác đác 1-2 ca.
Trong khi đó, tình hình miền Nam thì đang từng ngày nóng lên. Liên quan các chuỗi lây nhiễm từ ngày 27/4/2021 tới gần hết tháng 5, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 1 ca lây nhiễm cộng đồng. Nhưng chỉ từ ngày 18/5 đến ngày 13/6/2021, tổng số ca bệnh phát hiện trong cộng đồng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã lên tới 821 ca. Địa phương này đang trở thành nỗi lo cao độ cho cả nước.
Điều ít lo hơn lúc này là nhờ tinh thần xác định chống dịch Covid-19 là “cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để bảo đảm cho sự phát triển dài hạn”, TP. Hồ Chí Minh đã luôn giữ mức cảnh giác cao nhất, mọi trường hợp lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm. Chuẩn bị sẵn sàng năng lực ứng phó cho tình huống dịch bệnh lan rộng, nâng năng lực cách ly tập trung lên 10.000 người. Xây dựng kế hoạch triển khai thêm bệnh viện dã chiến quy mô 5.000 giường.
Vững vàng hai mũi “giáp công”
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thường xuyên chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như chống giặc," kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đã huy động được sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Đến nay, theo Kết luận 07 của Bộ Chính trị, dịch bệnh tuy còn diễn biến phức tạp song cơ bản được kiểm soát, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia phòng, chống dịch hiệu quả trên thế giới. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được tăng cường trên các lĩnh vực, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh; các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra an toàn, thành công rất tốt đẹp.
Với hai mũi giáp công, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn tiếp tục vững vàng bước về phía trước. Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, ban, bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.
Ban cán sự Đảng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; không để gián đoạn sản xuất. Nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vắc-xin với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang. Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ nông sản đang vào mùa thu hoạch tại các địa phương, nhất là các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất thường. Khẩn trương có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương; tiếp tục phát huy các cơ chế, chính sách, các giải pháp, các việc làm tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực hơn đối với công nhân, người lao động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…
Phải nhìn thẳng sự thật Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu “phải nhìn thẳng vào sự thật là chiến lược vắc-xin triển khai còn chậm”. Trước đó, người đứng đầu Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu phải thần tốc hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong triển khai Chiến lược vắc-xin tổng thể, toàn diện, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn cung vắc-xin đa dạng thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế, quần chúng và các biện pháp đặc biệt khác. Thủ tướng giao các Bộ Y tế, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ và Ngoại giao đẩy nhanh hơn nữa việc tìm nguồn, mua vắc-xin và tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin ở trong nước, tìm phương án tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin của nước ngoài. Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện đồng bộ, bao gồm mua, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin trong nước đồng thời tổ chức, triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin kịp thời, an toàn, hiệu quả. Nhận thức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin vừa là sản phẩm xã hội vừa là sản phẩm thương mại. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách phải phù hợp với tính chất xã hội, tính chất thương mại của vắc-xin. |
Nguyên Mẫn
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/113e799570.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。