Phân bố không đồng đều Thực hiện Luật Quy hoạch 2017,ầntáicấutrúccáccơsởgiáodụcđạihọtỷ lệ tây ban nha Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hoàn thiện Dự thảo báo cáo về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050. Theo thống kê, hiện cả nước có 244 cơ sở giáo dục đại học, trong đó 172 cơ sở GDĐH công lập (26 cơ sở GDĐH trực thuộc các địa phương); 67 cơ sở GDĐH ngoài công lập (5 cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài). Đồng thời, còn có 20 trường cao đẳng sư phạm (3 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, 17 trường trực thuộc các địa phương). Các trường phân bổ tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế phát triển như đồng bằng sông Hồng (44,3%), Đông Nam Bộ (18,4%), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (1,6%); trung du miền núi phía Bắc (5,7%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18,4%), đồng bằng sông Cửu Long (7,0%). Đánh giá của Bộ GD&ĐT cũng như các chuyên gia cho thấy, dù có sự gia tăng về số lượng cơ sở GDĐH nhưng hệ thống phát triển không đồng đều, vẫn còn nhiều cơ sở GDĐH quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Nhiều cơ sở GDĐH không mở rộng, phát triển được theo định hướng chiến lược phát triển của trường. Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, mạng lưới cơ sở GDĐH hiện nay khá phức tạp với nhiều mô hình quản trị; quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDĐH phân mảnh khi số lượng cơ sở GDĐH trực thuộc các bộ, ngành (không thuộc Bộ GD&ĐT) có tỉ lệ cao; số lượng các trường đại học địa phương khá lớn trong khi quy mô đào tạo của các trường đại học địa phương chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu đào tạo của cả nước. Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu; 3 đại học vùng (Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên) cũng có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo từ xa; các trường đại học bao gồm các khoa và bộ môn trực thuộc. Cả nước có 68 trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện đào tạo trình độ đại học. Cấu trúc hệ thống này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư và hoạt động của các cơ sở GDĐH, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học. Nhiều bất cập trong hệ thống đào tạo sư phạm Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên (mạng lưới các trường sư phạm) có độ bao phủ cao, gắn với các vùng và địa phương, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Nhưng sự phân bổ chưa đồng đều, có sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước; vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Hiện nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có 15 trường đại học sư phạm, bao gồm 6 trường đại học sư phạm, 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật. Cả nước có 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên, 20 trường cao đẳng sư phạm, 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên. Sự phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên đã mở rộng cơ hội học tập ở bậc đại học và tiếp cận các chương trình đào tạo giáo viên cho người học thông qua việc tăng số lượng, quy mô và loại hình đào tạo. Các cơ sở đào tạo giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một cơ sở đào tạo giáo viên (ngoại trừ Đăk Nông), đặc biệt tập trung nhiều ở một số thành phố lớn như Hà Nội (8 trường) và TP Hồ Chí Minh (6 trường). |