发布时间:2025-01-27 08:42:59 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Quả nhãn có nhiều tác dụng với sức khỏe
Cây nhãn có tên khoa học Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan (Lour.) Steud.), thuộc họ bồ hòn - Sapidaceae. Nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào… và các tỉnh phía Nam thuộc Trung Quốc.
Tại Việt Nam, khi nhãn du nhập vào đã được bàn tay, khối óc của người Việt lai tạo, phát triển thành nhiều giống nhãn khác nhau, trong đó có lồng Hưng Yên, nhãn Khoái Châu; nhãn lồng da me, quả vàng hoặc trắng, hạt to, cơm mỏng, nhiều nước rất ngọt; nhãn tiêu da bò có vỏ màu da bò, hạt nhỏ, cơm ngọt, hơi ráo nước ...
Theo đông y Việt Nam, cả cùi và hạt nhãn đầu có công dụng chữa bệnh. Cùi và hạt được phơi hoặc sấy khô tạo ra vị thuốc tên gọi là long nhãn nhục, quế viên hay nguyên nhục.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cùi nhãn tươi có chứa tới 77,15% nước, chất béo 0,13%, protein 1,47%, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,53%, đường saccharose 12,25%, vitamin A và B.
Trong cùi nhãn khô có 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77% (có chứa glucose 26,9%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,2%, chất có nitrogen), chất không tan trong nước 19,3%.
Theo sách Nam dược thần hiệu của “thần y” Tuệ Tĩnh, vị thuốc long nhãn có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, tác dụng làm tăng trí nhớ, trừ trùng lao, bổ ích tâm tỳ, thêm tuổi thọ.
Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Long nhãn được sách Thần Nông bản thảo gọi là ích trí, vị ngọt, tính bình, không độc, vào kinh Túc Thái Âm (tỳ) và Thủ Thiếu Âm (tâm)… Uống nhiều thì mạnh chí, thông minh; dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu… Các chứng tiết tả và bụng trên bị đầy đều cấm dùng”.
Hạt nhãn có chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin, được dùng ngoài để chữa chốc lở, chảy máu khi đứt tay, bằng cách bóc bỏ vỏ đen, sấy khô, tán bột mịn để rắc vào vết thương. Có người còn dùng lá nhãn sắc uống để trị sốt do cảm lạnh (10-15g/ngày).
Mỗi ngày chỉ nên dùng 8-20g long nhãn nhục, dùng riêng hoặc phối hợp với các thực phẩm khác như hạt sen 20-30g, ý dĩ 15-20g, đại táo 20-30g, để nấu chè hoặc nấu cháo ăn, có tác dụng bổ dưỡng, trợ tim, an thần.
+ Chữa chứng mất ngủ, hồi hộp, hay quên: Nguyên liệu gồm 100gr cùi nhãn và 100gr gạo nếp loại ngon. Cách chế biến: nấu cháo, nêm nếm gia vị để ăn.
+ Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu: Nguyên liệu gồm 15gr long nhãn, 20gr hạt sen, 15gr hồng táo, 15gr đậu phộng và 50gr gạo nếp loại ngon. Cách chế biến: dùng những nguyên liệu trên để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nên dùng vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
+ Chữa tâm thận hư nhược: Nguyên liệu gồm 250gr long nhãn và nửa lít rượu loại ngon. Cách chế biến: đem long nhãn ngâm vào rượu trong khoảng hai tuần là có thể dùng được. Mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng một ly nhỏ.
+ Trị tiêu chảy do tỳ hư: Nguyên liệu gồm 30 quả long nhãn (loại khô) cùng một lượng sinh khương (gừng tươi) vừa đủ. Cách chế biến: dùng hai thứ trên đem nấu nước để uống trong ngày.
+ Chữa suy nhược thần kinh: Nguyên liệu gồm long nhãn và vị thuốc khiếm thiệt (mỗi thứ 20gr). Cách chế biến: cho hai loại trên vào nấu cùng một lượng nước vừa đủ để dùng trước khi đi ngủ.
+ Chữa chứng phù sau khi sinh: Nguyên liệu gồm long nhãn, táo Tàu, gừng tươi và hai vị thuốc phục linh, mễ nhân (mỗi thứ 10gr). Cách chế biến: đem tất cả cho vào chung cùng một lượng nước vừa đủ để nấu lấy nước uống.
+ Chữa chảy máu do chấn thương: Dùng hạt long nhãn khô tán mịn rồi đắp lên vết thương.
+ Chữa bỏng: Lấy vỏ khô của trái nhãn tán thành bột rồi trộn với dầu vừng để bôi lên chỗ bỏng.
+ Chữa khối u thông dụng: Nguyên liệu gồm cùi nhãn 10-25 gam, chè xanh 1-1,5 gam. Cách chế: Nhãn hấp chín, cho vào cốc to cùng với chè xanh, đổ 100 ml nước sôi. Có tác dụng điều trị bổ trợ đối với các bệnh u bướu. Dùng mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống lúc nước còn ấm nóng
+ Trị tiêu chảy do tì hư: 30 quả long nhãn khô cùng 3 – 5 lát gừng tươi. Dùng hai thứ nấu nước để uống trong ngày.
+ Canh long nhãn hạt sen: 15g long nhãn, 15g hạt sen, 10g táo đỏ, đường phèn vừa đủ, cho nước vào đun nhừ, múc ăn.
+ Canh long nhãn táo nhân: 10g long nhãn, 10g táo nhân chua, 12g khiếm thực, đem khiếm thực vò nát, sau đó cho long nhãn, táo chua vào đun lên ăn.
+ Cao long nhãn sâm mật: 120g long nhãn, 250g đẳng sâm, 125g bắc sa sâm, mật ong vừa đủ. Đem đẳng sâm và bắc sa sâm nghiền thành bột. long nhãn đổ nước vào đun 2 tiếng, sau đó đổ mật ong vào đun sôi, rồi đổ bột thuốc vào ta được cao long nhãn sâm mật, mỗi ngày ăn một thìa.
Bài thuốc từ long nhãn: - Bài thuốc nước mật, long nhãn, đại táo: dùng long nhãn 250g, đại táo 250g, rửa sạch cho vào nồi (nồi đất càng tốt), đổ vào khoảng 1/2 lít nước, đun lửa to cho sôi rồi chuyển lửa nhỏ cho chín kỹ. Cho thêm mật ong 250g và nước cốt gừng trộn đều, nấu chín. Sau khi để nguội cho vào bình sạch đậy nút kín. Công dụng: bổ tỳ vị, lợi khí huyết, dùng cho những người ăn ngủ kém, người tiều tụy xanh tái, tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, hay quên… - Bài thuốc Nhị Long ẩm nổi tiếng của danh y Hải Thượng Lãn Ông gồm có: long nhãn nhục 40g, cao ban long 40g. Trước tiên, đun long nhãn với một chén nước cho sôi kỹ, sau đó cho cao ban long (đã cắt vụn) vào và đun cho tan hết. Để nguội rồi cắt từng miếng nhỏ. Ngày uống hai lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 10g với nước ấm. Bài thuốc này chủ trị khó ngủ vì có nhiều lo nghĩ, mồ hôi trộm, sốt hâm hấp vào buổi chiều, muộn phiền, khát nước, đại tiện, táo, tiểu tiện vàng, tiểu ít, miệng hay lở, da khô, sắc mặt vàng úa. - Rượu long nhãn: cho 200g long nhãn nhục vào một bình có miệng nhỏ, đổ vào 1/2 lít rượu trắng thật tốt, bịt kín miệng bình. Mỗi ngày lắc bình một-hai lần, sau hai tuần là dùng được. Rượu này có tác dụng bổ tâm tỳ, lợi khí huyết. Dùng điều trị suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, mau quên, hồi hộp, sợ hãi, tim đập nhanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 10-20ml trước bữa ăn. - Trứng cút nấu long nhãn: trứng cút sáu-tám cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô. Cho hai thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, dùng ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: bổ thận, bổ huyết, sinh tinh, an thần. - Cháo long nhãn: sinh địa 30g, táo nhân (sao đen) 20g, long nhãn nhục 20g, câu kỷ tử 20g. Cách làm: cho tất cả dược liệu vào túi vải, sắc lấy nước. Dùng nước thuốc nấu với 100g gạo tẻ thành cháo. Chia hai lần ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: bổ thận âm, bổ huyết, dưỡng tâm, an thần. Theo: Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM) |
Nguyễn Nam
相关文章
随便看看