游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:56:56
Hàn Quốc loại Nhật Bản ra khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy | |
Hệ lụy từ vòng xoáy đối đầu thương mại Nhật - Hàn | |
Cựu quan chức Nhật Bản: Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam |
Máy bay F-35A của không quân Nhật Bản. |
TheậtBảnpháttriểnđộimáybaychiếnđấumớti le bong da anho báo Yomiuri, Nhật Bản sẽ tự phát triển loại máy bay mới này với tổng chi phí dự kiến vào khoảng 1.500 tỷ yen (khoảng 14 tỷ USD). Nội bộ chính quyền Tokyo cho rằng Nhật Bản cần tự phát triển riêng đội máy bay thế hệ mới để nâng cao năng lực tác chiến trên không với mục đích kiềm chế các hoạt động trên biển của Trung Quốc.
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này có thể triển khai 90 máy bay loại mới được trang bị tên lửa hành trình tầm xa. Hiện nay con số chi phí chính xác chưa được công bố vì đang trong giai đoạn tính toán và sẽ chỉ được chốt số vào cuối năm tài khóa 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020).
Tuy nhiên, Tokyo cũng có phương án sử dụng kỹ thuật của nước ngoài để phát triển máy bay do chi phí nghiên cứu, sản xuất quá cao và cũng cần tới hệ thống chia sẻ thông tin với quân đội Mỹ nên việc tự chế tạo một mình sẽ rất khó khăn. Trong Đại cương Kế hoạch Phòng vệ trung hạn được thông qua vào tháng 12/2018, có ghi rõ rằng sẽ phát triển đội máy bay của Nhật Bản trên cơ sở hợp tác với quốc tế. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn muốn rằng kể cả hợp tác với nước ngoài thì nước này vẫn có quyền chỉnh sửa theo ý đồ của mình. Nói tóm lại Nhật Bản vẫn là nước sản xuất đối với thân máy bay và các bộ phận quan trọng của hệ thống hoạt động của máy bay này.
Một lý do lý giải cho ý đồ này là nhằm duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng. Trước đây nhiều năm, Nhật Bản từng sản xuất loại máy bay chiến đấu tầm xa mang tên Zero từng được đánh giá rất cao nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Nhật Bản sau đó lại phụ thuộc vào các loại máy bay của Mỹ. Đến năm 1977, Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phát triển thành công máy bay chiến đấu F1 nên cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất máy bay. Tuy nhiên, thế hệ các chuyên gia phát triển máy bay của Nhật Bản giờ đây cũng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có cơ hội truyền lại bí quyết, kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối, do vậy việc tự phát triển máy bay lần này mang ý nghĩa lớn khi tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ để đảm bảo an ninh của Nhật Bản trong tương lai.
Liên quan đến kế hoạch hợp tác với nước ngoài, một phương án từng được xem xét là phát triển một loại máy bay dựa trên nền tảng máy bay F22 của Mỹ và sử dụng hệ thống điện tử của hãng Lookheed Martin. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết kế hoạch này không được ủng hộ bởi chi phí phát triển quá cao, lên tới 20 tỷ yen/máy bay và không chắc phía Lockheed Martin đã chịu công bố toàn bộ thiết kế của hệ thống. Do vậy, Nhật Bản và Anh đang bàn với nhau khả năng phát triển chung vì nước Anh cũng đang có kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới Tempest trùng với thời điểm Nhật Bản dự định phát triển máy bay thay thế cho F2.
Nếu kế hoạch phát triển đội bay mới diễn ra đúng dự định vào những năm 2030 thì khả năng chiến đấu của đội bay tiêm kích Nhật Bản sẽ được nâng lên đáng kể với sự xuất hiện của 147 máy bay tiêm kích thế hệ mới F35 có khả năng chiến đấu đa dạng đối không, đối hạm và đối đất, cũng như 100 máy bay F15 có tính năng chiến đấu không đối không hữu hiệu được cải tiến và hiện đại hóa.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接