Đây cũng là thời điểm mà các ngân hàng lớn nhất nước Anh vừa đến thời hạn phải nộp kế hoạch bảo vệ khách hàng của mình khỏi những hoạt động rủi ro tài chính. Động thái này được xem là hành động khởi đầu cho một cuộc cải cách 4 năm trong hệ thống công nghiệp ngân hàng tại đây,êucầungânhànglênkếhoạchbảovệquyềnlợikháchhàsoi kèo mu vs tot với trị giá lên đến hàng tỷ Bảng. Chi phí điều hành các hoạt động chia tách nằm trong khái niệm “hàng rào khoanh vùng - ring fence”, với mục đích nâng tiêu chuẩn vốn cao hơn, được Bộ Tài chính Anh ước tính khoảng 1,7 tỷ đến 4,4 tỷ Bảng mỗi năm. Bất kỳ ngân hàng nào sở hữu lượng tiền gửi từ 25 tỷ Bảng sẽ phải thiết lập hàng rào muộn nhất vào năm 2019. Trước mắt, có 6 ngân hàng phải thực hiện theo quy trình này, gồm SBC, Lloyds Banking Group, Barclays, Royal Bank of Scotland, Santander UK và Co-operative Bank. Những ngân hàng có lượng giao dịch với khách hàng nhiều nhất là Lloyds và Royal Bank of Scotland được hy vọng sẽ giữ một khối lượng lớn tài sản trong hàng rào khoanh vùng. Trong khi đó, các ngân hàng với nhiều hoạt động đầu tư mạo hiểm hơn, ví dụ như Barclays và HSBC cho biết họ muốn giữ tài sản trong "ring fence" càng ít càng tốt. Cơ quan quản lý sẽ công bố bản quy tắc cuối cùng trong nửa đầu năm 2016 và cho các ngân hàng ba năm để chuẩn bị. Đó sẽ là một nhiệm vụ hết sức nặng nề cho mỗi ngân hàng nếu muốn đáp ứng đúng thời hạn. Mặc dù quản lý rủi ro tài chính là một trong những chức năng cốt lõi của ngân hàng, nhưng một điều dễ nhận thấy ngay tại những quốc gia phát triển, thì khách hàng vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro không mong muốn./. Xuân Vũ (theo Reuters) |