Đầu năm học,ănghọcphíCPIvẫntrongtầmkiểmsoánhật vs canada giá dịch vụ giáo dục tăng vì đây là thời điểm người dân tập trung mua sắm đồ dùng học tập. Ảnh: TT Tuy nhiên theo dự báo, giá nhiên liệu có thể tăng nhẹ và việc điều chỉnh giá học phí tại một số địa phương sẽ có tác động lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng này.
Học phí tăng tác động CPI khoảng 0,34%
Giá dịch vụ giáo dục hiện đang được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh, theo lộ trình tăng học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm 2018, một số tỉnh, thành phố đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,06% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI tăng 0,36%.
Trong tháng 7/2018, nhóm giáo dục tăng 0,05%. Tuy nhiên đến tháng 8/2018, nhóm này đã tăng 0,46% do một số tỉnh, thành phố tăng học phí theo lộ trình. Trong tháng 9/2018 một số tỉnh, thành phố trong đó có TP. Hà Nội đã quyết định tăng học phí năm học 2018 - 2019 lên 40%, nằm trong khung quy định của Chính phủ. Cụ thể, đối với học sinh ở địa bàn thành thị là 155.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 45.000 đồng với với năm học trước), học sinh nông thôn 75.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 20.000 đồng) và học sinh miền núi 19.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 5.000 đồng). Theo tính toán, dự kiến tăng giá học phí tác động lên CPI khoảng 0,34%, vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2015/NĐ-CP để thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, áp dụng trong năm học mới 2018 - 2019. Đồng thời, bộ này tiến hành sửa đổi một số quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh để khắc phục tình trạng lạm thu, đẩy giá dịch vụ giáo dục lên cao.
Đối với giá dịch vụ giáo dục của khối các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi đến các địa phương để nắm bắt tình hình thực hiện. Hiện nay, bộ này đang thực hiện thí điểm việc cho phép các trường quyền tự chủ về nội dung chương trình giảng dạy và tài chính.
Theo sát diễn biến thị trường để chủ động kịch bản điều hành
CPI tháng 8/2018 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,59% so với tháng 12 của năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,52%.
Trong phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ vào đầu tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá Vương Đình Huệ đã yêu cầu các bộ liên quan chú ý cân đối cung cầu để tránh tăng giá, ảnh hưởng tới lạm phát của cả năm 2018. Đối với kịch bản điều hành, Phó Thủ tướng “chốt” mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân từ mức 3,7 - 3,9%. Do đó, để kiểm soát CPI năm 2018 dưới 4%, từ nay đến cuối năm, chỉ duy nhất học phí được điều chỉnh tăng giá theo khung của Chính phủ; đối với giá điện và dự kiến điều chỉnh bước 3 tính chi phí quản lý trong giá dịch vụ y tế, Phó Thủ tướng cũng đề nghị không điều chỉnh trong năm 2018.
Trả lời phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nhìn chung lạm phát 8 tháng đầu năm diễn biến theo như dự báo và trong kịch bản điều hành giá. Từ nay đến cuối năm, ngoài việc điều chỉnh học phí theo khung tại một số tỉnh, thành phố, thì việc tạm thời chưa điều chỉnh giá một số loại hàng hóa theo lộ trình sẽ không gây sức ép lên CPI của cả năm 2018. Tuy nhiên, những người làm công tác giá cần lưu ý diễn biến của thị trường giá cả một số hàng hóa thiết yếu như giá gas, xăng dầu, là đầu vào của nền kinh tế có thể biến động theo giá thế giới. Giá nhu yếu phẩm có thể tăng do thiên tai, bão lũ bất thường tác động cục bộ đến mặt bằng giá tại một số địa phương… để chủ động có kịch bản điều hành.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, từ nay tới cuối năm, cơ quan quản lý giá sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu; kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn...
Đối với việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Tổng cục Thống kê để tính toán mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung, hạn chế tác động chi phí đẩy đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân. Riêng đối với giá dịch vụ giáo dục, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, tính toán đăng ký lộ trình tăng giá của địa phương, phân bổ và kiểm soát mức độ tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp. Minh Anh |