Thị xã Phước Long có 3 doanh nghiệp khai thác đá và khoảng 60 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Trong đó,ảođảmantoagravenlaođộngtrongcocircngnghiệpnặcược đá bóng hoạt động khai thác đá có môi trường nguy hiểm nhất, phải tuân thủ quy định của Thông tư số 05/2012/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động (ATLĐ) trong khai thác và chế biến đá. Tại Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại xây dựng Phú Hương, thị xã Phước Long, trong phạm vi khai thác của công trường khai thác mỏ đá Phú Hương, đơn vị đã dọn sạch cây xanh, chướng ngại vật, bố trí đường ra - vào đảm bảo thuận tiện, an toàn. Tại công trường, đơn vị chuẩn bị bãi thải và đường vận chuyển đá, đất đá thải. Chiều cao của tầng khai thác được đảm bảo theo thiết kế, đồng thời đảm bảo các điều kiện theo TCVN 5178:2004 về quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác, chế biến đá lộ thiên.
Khai thác đá là nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ngành khai khoáng loại 4. Trong ảnh: Hoạt động khai thác tại mỏ đá ở xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản
Hớn Quản có 7 đơn vị khai thác đá. Công ty TNHH khai thác khoáng sản Kha Phong ở xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản có sản lượng 20.000m3/tháng. Việc trang cấp trong ngành khai khoáng nhằm bảo đảm ATLĐ được đặt lên hàng đầu. Bà Huỳnh Thị Như Lan, nhân viên cấp phát đồ bảo hộ lao động của công ty cho biết, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, đơn vị dù hoạt động độc lập, tách biệt cộng đồng dân cư nhưng vẫn trang cấp đồ bảo hộ, khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19.
Bù Gia Mập có 148 doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng rất ít. Công ty TNHH sản xuất - thương mại Thanh Dung là đơn vị khai thác đá trên địa bàn huyện Bù Gia Mập chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật. Công ty vừa nâng cấp, quy hoạch lại khuôn viên công trường sản xuất. Cùng với việc thường xuyên tưới nước để giảm bụi, đơn vị trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, cải thiện điều kiện làm việc; có các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ. Đồng thời thường xuyên tự kiểm tra về ATLĐ, đổi mới phương thức huấn luyện ATLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động.
Trong chế độ độc hại, nếu làm việc từ 50% thời gian làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; nếu làm dưới 50% thời gian làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng bằng tiền là không phù hợp bởi quy định không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng. Do vậy, đây là vấn đề cần kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị làm đúng quy định về bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hớn Quản HÀ QUANG THỊNH |
Khai thác khoáng sản là ngành lao động đặc thù, được xếp vào loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản có kiến tạo phức tạp, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh, như: bụi than, đá, tiếng ồn, các loại khí độc như CH4, CO, CO2… Công nhân cần được bảo đảm chế độ, chính sách đặc thù. Các công ty khai thác đá trong tỉnh thường bồi dưỡng chế độ độc hại thêm cho mỗi công nhân khoảng 30.000 đồng/ngày, được cộng vào lương để động viên người lao động.
Trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên không vì thế, việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động lơ là. Tin rằng việc quản lý doanh nghiệp chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về lao động, thực hiện các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ được thực hiện ngày càng tốt hơn, góp phần đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.