当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【gwangju fc vs】Xây nhà tầng cho gia súc, gia cầm... chạy lũ

Xây nhà tầng cho gia súc,âynhàtầngchogiasúcgiacầmchạylũgwangju fc vs gia cầm... chạy lũ

(Dân trí) - Xây nhà cao tầng cho gia súc, làm bè cứu sinh từ thùng sắt, kê cao đồ đạc từ sớm là những "tuyệt chiêu" giúp người dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng bảo vệ tài sản mỗi mùa mưa lũ.

"Giật móng nhà" càng cao càng tốt

Thôn Hoằng Phước Bắc (xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) nằm giữa 2 con sông Kôn và Vu Gia, có khoảng 160 hộ dân, với 600 nhân khẩu. Đây là vùng thấp trũng, từng không có người ở do lũ ngập hằng năm. Về sau, do thiếu đất ở nên bà con về đây dựng nhà, tìm cách ứng phó với lũ.

Tháng 9 Âm lịch hằng năm, khoảng 80% gia đình tại Hoằng Phước Bắc trang bị bè nổi. Bè được làm bằng 4-6 chiếc thùng phuy sắt loại lớn kết nối với nhau bởi các cây tre. Bè có thể chở được cả heo, gà vịt, xe máy, lúa gạo…

Chiếc bè cứu sinh được làm từ các thùng phuy sắt của người dân Hoằng Phước Bắc (Ảnh: Ngô Linh).

Điều đặc biệt ở làng này là những ngôi nhà hầu như đều được làm nền móng cao hơn mặt đường 1-1,5m.

Ông Nguyễn Bé, thôn Hoằng Phước Bắc cho biết, ngoài số tiền nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng cho mỗi hộ, các gia đình bỏ thêm tiền để làm móng nhà cao lên.

"Mỗi hộ ít nhất phải có một bè nổi, gác lửng, chiếc ghe để tự cứu lấy mình. Ở đây là vùng đất thấp, có năm lũ về dâng cao tận 2-3m. Người dân dù làm gì cũng phải dành dụm để nâng cao móng nhà, xây gác phòng lụt", ông Bé tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Thước, Trưởng thôn Hoằng Phước Bắc cho biết, cứ trước mỗi mùa mưa, ông lại lên danh sách các hộ có nhà cao tầng để từ đó phân chia địa chỉ tránh lũ tạm thời cho những ai cần. Đồng thời, kêu gọi nhân dân dự trữ nhu yếu phẩm để cầm cự, chờ lũ rút.

Tại vùng Gò Nổi gồm 3 xã: Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang (thị xã Điện Bàn) là khu vực phát triển nghề chăn nuôi. Trong khi, vùng đất này được bao bọc bởi 2 nhánh sông trước và sau của con sông Thu Bồn. Mỗi mùa mưa lũ, nơi đây "đón" 5-7 cơn lũ.

Người dân xây "nhà tầng" để bảo vệ gia súc, hoa màu (Ảnh: Ngô Linh).

Để bảo vệ tài sản, nhiều gia đình còn làm "nhà tầng" sau vườn cho gia súc, gia cầm tránh lũ, lụt. Hộ chăn nuôi nhiều thì xây dựng chuồng trại xa khu dân cư để đảm bảo môi trườngvà khi xây cũng phải thật cao.

Ông Trần Văn Đông, thôn Thi Phương, xã Điện Phong cho hay, căn "nhà tầng" được gia đình ông xây từ năm 2014, với chi phí 130 triệu đồng, rộng 60m². Mỗi mùa mưa lũ không chỉ là nơi tránh trú cho gia súc, gia cầm… mà còn là nơi cả gia đình ông chạy lụt.

"Nhà tầng cách mặt đất tầm 5m, bình thường tôi nuôi gia súc bên dưới cho thoáng mát, lũ về thì đưa lên cao. Ở đây, gia đình ai chăn nuôi đều chuẩn bị một nhà tầng như vậy, có thể di tản tại chỗ", ông Đông nói.

Gần tháng 10, đồ đạc lại được kê cao

Chị Trần Thị Kim Trang (39 tuổi, trú tổ 45, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có chồng và con trai tử vong do trận lũ lụt năm 2023. Không chỉ mất người, tài sản của gia đình chị hầu như không còn gì.

Đến nay, cơ ngơi của gia đình đã được sửa sang, chị Trang cũng có kinh nghiệm bảo vệ tài sản hơn khi tủ lạnh, máy giặt được kê cao cách mặt đất hơn 1m suốt từ năm 2023 đến nay chưa được hạ xuống đất.

Bà Phạm Thị Đoan đã chuẩn bị giàn sắt để kê cao đồ đạc (Ảnh: Hoài Sơn).

"Nhà không có đàn ông, sức tôi lại yếu nên rất sợ trời mưa, nước dâng cao thì không trở tay kịp nên tôi để luôn tủ lạnh, máy giặt trên cao. Khi nước tràn vào chỉ cần dọn những vật dụng nhẹ và di chuyển đến nơi an toàn một cách nhanh nhất", chị Trang giải thích.

Nhiều người dân trên đường Mẹ Suốt còn ám ảnh bởi những mất mát do lũ lụt nên đến độ gần tháng 10, một số người ở vùng thấp lại có thói quen chuẩn bị vật dụng kê cao đồ đạc.

Những ngày qua, bà Phạm Thị Đoan, ở tổ 35, đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đã tận dụng giàn sắt, phía dưới kê thêm 3 lớp gạch, tổng chiều cao của khung hơn 2m. Phía trên khung sắt được lót ván gỗ để chất đồ đạc lên cao.

Độ cao của khung sắt được chồng bà ước tính theo mực nước dâng cao nhất của trận mưa ngập lịch sử tháng 10/2022.

分享到: